Sau khi con mắc lỗi, cha mẹ sẽ đánh mắng hay bình tĩnh lý giải cho con hiểu? Phạt con cũng là một cách giáo dục đòi hỏi kiến thức sâu sắc. Nếu phạt không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ cha mẹ - con cái.
Theo các chuyên gia giáo dục, đây là 4 cách phạt con khéo léo mà cha mẹ có thể áp dụng. Chẳng cần đánh đòn hay gào thét rát cổ bỏng họng, con vẫn sẽ ngoan ngoãn, nghe lời:
Khi con mắc lỗi, trước hết cha mẹ nên gác lại công việc và quan tâm đến những gì đã xảy ra với con. Hãy để con cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ.
Cha mẹ cần hỏi xem chuyện gì đã xảy ra để biết đó có phải là lỗi của con hay không. Nếu đứa trẻ thực sự sai, đừng vội quát mắng, đặc biệt là trước mặt người khác, hãy giữ thể diện cho đứa trẻ. Cha mẹ có thể thuyết phục con một cách đúng đắn, cho con biết mình sai ở đâu và dạy con sửa sai.
Sau khi mắc lỗi, chính con cũng sẽ cảm thấy có lỗi. Lúc này cha mẹ nên cho con thời gian để tự suy ngẫm. Hãy để con làm một số công việc như giúp cha mẹ lau bàn, quét nhà,... Sau khi con làm xong, cha mẹ sẽ giáo dục con. Lúc này trẻ đã có thể bình tĩnh tiếp nhận lời phê bình của cha mẹ.
Đây là cách có thể giúp con trẻ bình tĩnh lại và làm dịu đi cơn thịnh nộ của chúng. Cha mẹ tốt nhất nên chọn một vài cuốn sách có màu sắc tươi sáng, nội dung dễ hiểu để trẻ đọc. Nếu không trẻ sẽ chán đọc, vậy thì cách này không hiệu quả.
Khi trẻ mắc lỗi mà cha mẹ đang bận rộn quá, chưa kịp xử lý luôn thì đọc sách cũng là một cách "cầm chân" hữu hiệu. Khi cha mẹ đã hết bận, trẻ cũng đã ổn định về mặt cảm xúc thì hai bên có thể trao đổi về lỗi lầm trẻ mắc phải.
Mỗi khi trẻ phạm lỗi, cha mẹ hãy tịch thu món đồ chơi yêu thích của trẻ và nói rằng: "Nếu con muốn lấy lại đồ chơi thì phải cư xử tốt". Như vậy trẻ sẽ không dám tái phạm vào lần sau vì biết rằng một khi mắc lỗi thì món đồ chơi yêu thích sẽ không còn nữa. Cách này áp dụng trong trường hợp trẻ vẫn quan tâm đến những món đồ yêu thích của mình.
Bên cạnh đó, khi phạt con, cha mẹ cần lưu ý các điều sau:
1. Kiểm soát cảm xúc, đừng để cảm tính lấn át.
2. Chú ý đến các vấn đề an toàn, đừng để con rời khỏi tầm mắt khi chúng đang trong tâm trạng không tốt.
3. Cha mẹ nên ở một mình với con khi phạt con, để không làm tổn thương lòng tự trọng của con.
4. Chú ý giọng điệu, không dùng thái độ dọa nạt, mắng mỏ.
5. Phạt con cần triệt để, không mềm lòng, bỏ giữa chừng.
6. Sau khi phạt, cần phải kịp thời xoa dịu trẻ, để trẻ biết rằng không phải cha mẹ cố ý trừng phạt mà chỉ là muốn giáo dục trẻ cho tốt.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn