4 dấu hiệu trên làn da cảnh báo chỉ số cholesterol cao

16:57 | 20/03/2024;
Mức cholesterol cao thường không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, nó có thể gây nổi các cục mụn nhỏ hoặc đổi màu da trong những trường hợp nghiêm trọng.

Cholesterol cao là một tình trạng khá phổ biến khi có quá nhiều cholesterol lưu thông trong máu. Cholesterol là một lipid (chất béo) có thể tích tụ thành mảng bám trong động mạch, làm thu hẹp động mạch và hạn chế lưu lượng máu đến và đi từ tim. Điều này có thể dẫn đến bệnh tim, đau tim hoặc đột quỵ.

Thông thường, cholesterol cao thường không gây ra triệu chứng trừ khi nó dẫn đến biến chứng, chúng ta chỉ có thể biết chỉ số cholesterol thông qua xét nghiệm. Tuy nhiên, lượng chất béo lưu thông cao (cholesterol và chất béo trung tính) đôi khi có thể dẫn đến những thay đổi đáng chú ý trên da.

1. Tại sao cholesterol cao có thể ảnh hưởng đến làn da?

Khi có quá nhiều cholesterol lưu thông trong máu, nó có thể tích tụ thành các chất béo tích tụ dưới da. Điều này có thể gây phát ban với các nốt mụn màu cam hoặc hơi vàng chứa đầy mỡ.

Cholesterol cũng có thể chặn các mạch máu nhỏ gọi là mao mạch cung cấp oxy cho da. Điều này có thể khiến bề mặt da của bạn thay đổi màu sắc. Nó cũng có thể góp phần gây ra tình trạng da như bệnh vẩy nến.

Cholesterol cao đôi khi có thể dẫn đến một tình trạng nghiêm trọng hơn gọi là tắc mạch cholesterol. Đó là khi một tinh thể mảng bám cholesterol vỡ ra và chặn tĩnh mạch hoặc động mạch. Điều này có thể dẫn đến loét da hoặc các biến chứng khác.

4 dấu hiệu trên làn da cảnh báo chỉ số cholesterol cao - Ảnh 1.

U vàng (Xanthoma) là sự tích tụ chất béo và có thể là dấu hiệu của tình trạng cholesterol cao (Ảnh: ST)

2. Dấu hiệu trên làn da cảnh báo chỉ số cholesterol cao

Mặc dù các tình trạng trên da không thể phản ánh chính xác hoàn toàn chỉ số cholesterol, nhưng các dấu hiệu này cũng có thể cảnh báo một phần tình trạng cholesterol cao và giúp bạn có thể đi thăm khám sức khỏe kịp thời.

- U vàng (Xanthoma)

Đây là những u lành tính, là sự tích tụ chất béo (lipid) cục bộ thường ảnh hưởng đến da, các mô bên dưới da và gân. Những u nhỏ này mềm, màu vàng nhạt quanh mắt, thường là ở khóe mắt gần mũi nhất. Tuy nhiên, u vàng phổ biến ở mí mắt trên hơn mí mắt dưới, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến cả hai.

- Vảy nến

Vảy nến là một tình trạng viêm da gây ra các mảng da nổi lên, đỏ, ngứa do sự thay đổi tế bào da nhanh bất thường. Đó là một chứng rối loạn tự miễn dịch mãn tính, gây ra phản ứng viêm trong cơ thể. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến mạch máu, gây nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.

Theo nghiên cứu năm 2017, cũng có mối liên hệ giữa bệnh vảy nến và mức cholesterol cao. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn tại sao lại như vậy. Nếu bạn bị bệnh vảy nến, bạn có thể cân nhắc việc kiểm tra mức cholesterol và chất béo trung tính.

- Loét chân, thay đổi màu da, ngón chân màu xanh hoặc tím

Loét chân, thay đổi màu da, chứng hoại tử, ngón chân màu xanh hoặc tím là những triệu chứng của tình trạng thuyên tắc cholesterol.

Thuyên tắc cholesterol xảy ra khi các tinh thể tạo thành từ cholesterol và các chất khác vỡ ra khỏi mảng bám ở một trong các động mạch lớn. Sau đó, chúng đi qua hệ thống tuần hoàn trước khi bị mắc kẹt trong một động mạch hoặc mạch máu nhỏ hơn. Điều này có thể chặn dòng máu đến khu vực đó, gây tổn thương và các triệu chứng về da.

- Vết lốm đốm màu đỏ xanh trên da có hình dạng giống như mạng lưới

Viêm mạch dạng mạng lưới gây ra triệu chứng xuất hiện vết lốm đốm màu đỏ xanh trên da có hình dạng giống như mạng lưới ở đùi, bàn chân, ngón chân, mông, cẳng chân hoặc các chi khác. Tắc mạch cholesterol có thể dẫn tới tình trạng này.

4 dấu hiệu trên làn da cảnh báo chỉ số cholesterol cao - Ảnh 2.

Theo nghiên cứu, vảy nến có mối liên hệ với mức cholesterol cao (Ảnh: ST)

3. Cách chẩn đoán chính xác cholesterol cao

Cách chẩn đoán chính xác nhất chỉ số cholesterol trong máu là xét nghiệm máu.

Theo hướng dẫn năm 2018 về quản lý cholesterol trong máu được công bố trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ (JACC), đây là những chỉ số cao, ở mức giới hạn và có thể chấp nhận được đối với người trưởng thành.

Tổng lượng chất béo

Cholesterol "tốt" HDL

Cholesterol "xấu" LDL

Triglyceride

Tốt

Dưới 200

60 trở lên

Nhỏ hơn 100; dưới 70 nếu có bệnh động mạch vành

Ít hơn 149; lý tưởng là dưới 100

Cao vừa phải

200–239

n/a

130–159

150-199

Cao

240 hoặc cao hơn

60 trở lên. Đây là điều tốt.

160 trở lên; 190 được coi là rất cao

200 trở lên; 500 được coi là rất cao

Thấp

n/a

dưới 40 với nam và dưới 50 với nữ

n/a

n/a

4. Cách giảm cholesterol

Để giảm cholesterol, bên cạnh việc dùng thuốc (theo chỉ định của bác sĩ), một số thay đổi trong lối sống có thể cải thiện chỉ số cholesterol:

- Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng

Chế độ ăn quyết là chìa khóa giúp cải thiện chỉ số cholesterol, mọi người nên xây dựng một chế độ ăn theo gợi ý dưới đây:

+ Giảm chất béo bão hòa và bổ sung chất béo không bão hòa đơn: Chất béo bão hòa, chủ yếu có trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo. Chất béo này có thể làm tăng tổng lượng cholesterol.

Ngược lại, có bằng chứng cho thấy chế độ ăn nhiều chất béo không bão hòa đơn, chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải, giúp giảm mức cholesterol có hại LDL có hại và tăng mức cholesterol có lợi HDL. Chất béo không bão hòa đơn có trong dầu ô liu, các loại hạt, bơ.

+ Bổ sung omega-3: Axit béo omega-3 là một loại chất béo không bão hòa đa - một loại chất béo có tác dụng giảm cholesterol xấu LDL và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Omega-3 có trong cá hồi, cá thu, cá trích,...

+ Bổ sung chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào máu. Chất xơ hòa tan được tìm thấy trong các thực phẩm như bột yến mạch, đậu thận, hạt lanh, táo và lê.

- Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng. Tập thể dục không chỉ cải thiện thể chất và giúp ngăn ngừa béo phì mà còn làm giảm cholesterol xấu LDL và tăng cholesterol tốt HDL.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị nên dành 150 phút tập thể dục nhịp điệu vừa phải mỗi tuần là để giảm mức cholesterol. Bạn cũng có thể đi bộ, đạp xe hoặc tập các môn thể thao yêu thích.

- Giảm cân

Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển mức cholesterol cao. Do vậy bạn nên giảm cân khi chỉ số BMI từ 23 trở lên. Bạn nên ăn uống cân bằng kết hợp với tập luyện thể dục.

- Hạn chế uống rượu và không hút thuốc

Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm huyết áp cao, suy tim và đột quỵ.

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim theo nhiều cách, bao gồm: tăng cholesterol xấu LDL, giảm cholesterol tốt HDL, tăng sự tích tụ cholesterol trong động mạch, ảnh hưởng đến sự vận chuyển và hấp thu cholesterol.

Do vậy, để bảo vệ sức khỏe và cải thiện chỉ số cholesterol, mọi người nên bỏ thuốc lá và rượu.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn