Chắc hẳn cha mẹ nào cũng lo lắng khi con ném đồ chơi hay các vật dụng khác trong nhà những lúc tức giận, hoặc ngay cả khi vui đùa... Đôi khi, phụ huynh còn trách mắng, phạt trẻ vì hành động ấy. Tuy nhiên các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, thực tế có điểm tích cực trong hành động ném đồ của bé. Đây là biểu hiện của quá trình phát triển cả về vận động thô, vận động tinh và trí não của trẻ.
Khi trẻ ném đồ là cơ hội tốt để cho con luyện tập sự phối hợp toàn bộ hệ thống cơ thể, bao gồm thể chất và tinh thần. Theo đó, trẻ sẽ phải tìm đồ vật - cầm nắm chính xác - thực hiện động tác ném đồ vật - buông tay lúc ném đồ vật... đây được xem là quá trình tiến bộ không hề nhỏ của bé. Não con cần có suy nghĩ và điều khiển chuyển động của cơ thể. Bên cạnh đó là sự phối hợp giữa tay và mắt... Khi trẻ thực hiện hành động này, cả vận động tinh và vận động thô của con đều được luyện tập.
Nếu cha mẹ để ý kỹ, ngoài bộc lộ cảm xúc khi ném đồ, trẻ sẽ dừng lại 1 chút để nghe âm thanh khi đồ vật rơi xuống và rồi mới ném tiếp. Đây là quá trình nhận biết âm thanh của trẻ. Những đồ vật khác nhau khi tiếp đất sẽ để lại những âm thanh khác nhau. Với trẻ nhỏ, những điều này hoàn toàn có lợi ích. Con sẽ tích lũy vốn sống dần dần qua từng hành động của mình.
Với người lớn, việc rơi vỡ vật gì đó hầu như không có lợi ích. Nhưng đối với trẻ nhỏ thì khác. Con sẽ học được về hình hài các đồ vật sau khi ném đi sẽ ra sao. Trẻ sẽ quan sát và từ đó sẽ nhận ra hành động của mình là đúng đắn hay sai trái. Lúc này cha mẹ nên chỉ cho trẻ thấy hành vi của con gây ra những hậu quả gì. Ví dụ như con ném 1 chiếc cốc và bị vỡ. Phụ huynh đừng la mắng trẻ, ngược lại hãy bình tĩnh chỉ cho con thấy rằng hành động ném cốc này của con gây ra hậu quả xấu, đó là chiếc cốc bị vỡ. Sau đó hãy nghiêm túc nhắc nhở bé phải chấn chỉnh hành động này. Chắc chắn con sẽ ý thức được và lần sau cẩn thận hơn.
Cũng giống như khóc, việc ném đồ có thể giúp con trút bỏ cảm xúc tiêu cực trong lòng. Trẻ sẽ thấy nhẹ nhõm hơn, thoải mái hơn, thay vì cứ ôm cục tức giận, cáu bẳn trong lòng.
Mặc dù ném đồ cũng mang lại một vài lợi ích cho sự phát triển của trẻ, tuy nhiên cha mẹ không nên khuyến khích hành động này của con. Nếu không về lâu về dài hành động này sẽ tạo nên những hệ lụy đáng tiếc trong tương lai. Trẻ dễ hình thành thói quen và tính cách xấu.
Do đó theo các chuyên gia, cha mẹ cần thực hiện 5 điều dưới đây khi trẻ ném đồ:
Cha mẹ có thể đưa cho trẻ những đồ vật khác nhau để trẻ học được tính chất và trọng lực của các vật thể. Ví dụ con ném quả bóng tennis sẽ rơi xuống và bắn tiếp ra xa, còn cái cốc hay mẩu bánh mì khi ném sẽ nằm lại tên đất. Một số đồ vật khi ném đi sẽ bị vỡ hoặc hư hỏng...
Khi trẻ được khoảng 1,5 tuổi, lúc này con đã có ý thức hơn và hiểu được lời dạy của cha mẹ. Vì vậy phụ huynh nên dạy cho con phân biệt được đồ nào có thể được ném, đồ nào tuyệt đối không và nếu cố tình hành động sẽ để lại hậu quả ra sao...
Khi trẻ ném đồ vật liên tục, có thể con đang cảm thấy khó chịu. Lúc này cha mẹ đừng nên chỉ trích hay trách mắng trẻ. Hãy tìm hiểu nguyên nhân xem con đang tức giận hoặc lo lắng về điều gì và tập trung giải quyết điều này giúp trẻ. Sau khi trẻ bình tĩnh lại, hãy nói với con không nên ném đồ, hành vi này là sai trái. Có nhiều cách tốt hơn để vượt qua cảm xúc tiêu cực. Cha mẹ thường xuyên nói chuyện với con, tâm sự với trẻ, con sẽ hiểu được cách trấn an những cảm xúc tiêu cực của mình.
Cha mẹ nên biến việc ném đồ của con thành trò chơi. Đó vừa là cách giải quyết cảm xúc tiêu cực của trẻ, vừa là cách để con học hỏi thế giới quan. Ví dụ chỉ ném quần áo bẩn vài sọt rác, ném giấy vụt vào thùng rác, khuyến khích trẻ nên ném xa hơn nữa... Đây là bài tập tốt cho các chuyển động khác và sự phối hợp các giác quan của trẻ.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn