Hôi miệng
Đây là một triệu chứng thường gặp. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày. Người bị hôi miệng sẽ phát ra hơi thở có mùi khó chịu khi nói cười, thậm chí là khi thở bằng miệng. Điều này có thể do nhiều người không thích đánh răng hoặc đánh răng không đúng giờ, dẫn đến lượng lớn vi khuẩn sản sinh trong khoang miệng, dần dần hình thành chứng hôi miệng.
Hôi miệng là do sự giải phóng các loại hợp chất sulphur trong khoang miệng do các loại vi khuẩn kỵ khí. Đây là các chất dễ bay hơi nên tạo ra hơi thở có mùi khó chịu. Các loại vi khuẩn này thường xuất hiện ở những vị trí ứ đọng trong khoang miệng như các túi nha chu, lưỡi, kẽ răng hay sâu răng, viêm nướu, nấm Candida ở vùng miệng, các vết lở loét ác tính...
Mặt khác, nhiều người có thói quen ăn uống không điều độ, không chú ý kiểm soát chế độ ăn uống, ăn nhiều loại thực phẩm lạnh, cay, nặng mùi, hút thuốc lá, uống rượu, bia... rất dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, từ đó dẫn đến tình trạng hôi miệng. Điều này gây ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Mồ hôi nặng mùi
Khi đàn ông bước sang tuổi trung niên, quá trình trao đổi chất của cơ thể không còn được tốt như trước và họ bắt đầu tăng cân, xuất hiện mùi mồ hôi nặng hơn. Đây cũng là biểu hiện của sự lão hóa. Ngoài ra, mùi mồ hôi có liên quan trực tiếp đến gan. Gan là cơ quan giải độc lớn nhất của cơ thể. Nếu đàn ông có thói quen uống nhiều rượu, bia, thức khuya... thì chức năng gan tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng. Khi gan bị tổn thương, trong cơ thể sẽ tích tụ lượng lớn chất độc, khi đó mồ hôi tiết ra ngoài sẽ có mùi khó chịu. Mùi mồ hôi càng nặng chứng tỏ độc tố trong cơ thể càng nhiều, tốc độ lão hóa của nam giới ngày càng nhanh.
Nước tiểu nặng mùi
Thông thường, nước tiểu của người khỏe mạnh sẽ không có mùi vị khi được thải ra khỏi cơ thể và chỉ phát mùi hơi khai sau khi để một thời gian lâu trong không khí. Nếu như đi tiểu nặng mùi thì người trong cuộc cần lưu ý bởi đây là tín hiệu của các bệnh về hệ tiết niệu. Sau 45 tuổi, các chức năng của cơ thể đàn ông đều có dấu hiệu suy giảm. Nếu đàn ông mắc các bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt..., thì nước tiểu sẽ có màu đục và mùi khó chịu. Điều này báo hiệu sự lão hóa. Do đó, người trong cuộc cần đặc biệt chú ý chăm sóc cơ thể.
"Vùng kín" có mùi hôi
Hai nguyên nhân chính gây mùi hôi ở "vùng kín" nam giới thường là do vệ sinh không đúng cách hoặc bao quy đầu bị dài và hẹp. Một số nam giới có thói quen vệ sinh chưa kỹ, không lau khô sau khi đi vệ sinh khiến cặn bã còn ứ đọng bên trong, từ đó tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm phát triển, sinh ra mùi khó chịu.
Đối với tình trạng bao quy đầu bị dài hoặc hẹp, nam giới cần được tiểu phẫu cắt bao quy đầu nhằm giúp dễ dàng vệ sinh hơn, giữ cho "cậu nhỏ" sạch sẽ và khỏe mạnh. Người trong cuộc cần lưu ý trong thói quen vệ sinh vùng kín, duy trì ít nhất một lần mỗi ngày bằng nước sạch. Luôn giữ cho dương vật và vùng bẹn bìu khô ráo để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Đồng thời, nam giới không nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh dành cho nữ giới mà chọn loại dành riêng cho nam.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn