Lập ngân sách và kế hoạch chi tiêu gia đình hàng tháng không phải là việc phổ biến với nhiều người, nhất là với những bạn trẻ.
Và dưới đây là những sai lầm cần tránh khi lập ngân sách chi tiêu:
Không có tài khoản tiết kiệm: Bạn nên để dành một phần thu nhập hàng tháng cho tài khoản tiết kiệm - ít nhất là 10% tổng thu nhập. Sau đó, dựa trên khoản tiền còn lại, bạn sẽ lập được ngân sách phù hợp với gia đình.
“Quên” dự trù đúng các khoản chi tiêu: Khi lên ngân sách cho gia đình, bạn nên dự trù một khoản tiền cho các chi phí sinh hoạt lớn hơn so với thực tế. Đánh giá không đúng các khoản chi tiêu sẽ khiến bạn nhanh chóng lâm vào cảnh mất kiểm soát tình hình tài chính gia đình và việc lập ngân sách sẽ không mang lại hiệu quả.
Và dưới đây là những sai lầm cần tránh khi lập ngân sách chi tiêu:
Không có tài khoản tiết kiệm: Bạn nên để dành một phần thu nhập hàng tháng cho tài khoản tiết kiệm - ít nhất là 10% tổng thu nhập. Sau đó, dựa trên khoản tiền còn lại, bạn sẽ lập được ngân sách phù hợp với gia đình.
“Quên” dự trù đúng các khoản chi tiêu: Khi lên ngân sách cho gia đình, bạn nên dự trù một khoản tiền cho các chi phí sinh hoạt lớn hơn so với thực tế. Đánh giá không đúng các khoản chi tiêu sẽ khiến bạn nhanh chóng lâm vào cảnh mất kiểm soát tình hình tài chính gia đình và việc lập ngân sách sẽ không mang lại hiệu quả.
Khi lên ngân sách cho gia đình, bạn nên dự trù một khoản tiền cho các chi phí sinh hoạt lớn hơn so với thực tế. Ảnh: Theo Shutter Stock
Tiêu quá mức cho phép: Ngân sách chỉ giúp bạn quản lí chi tiêu hiệu quả khi bạn tuân thủ theo đúng những gì đã được lên kế hoạch. Đừng “vung tay quá trán” và chi tiêu cho những khoản nằm ngoài ngân sách chỉ vì bạn không cưỡng lại được sức hấp dẫn của nó. Trước khi định mua thứ gì, hãy kiểm tra lại ngân sách để chắc chắn rằng bạn không phá vỡ kế hoạch chi tiêu.
Không dự trù khoản phát sinh: Ngoài các khoản mà bạn nắm rõ sẽ phải chi trả hàng tháng như hóa đơn điện, nước, gas, xăng xe, điện thoại… khi lập ngân sách chi tiêu, hãy suy nghĩ kỹ xem trong thời gian tới, bạn có kế hoạch đi du lịch cùng gia đình không, có dự định sửa chữa nhà cửa không hoặc có các hoạt động đặc biệt nào khác… Trên cơ sở đó, bạn hãy để riêng ra một khoản nhất định cho những chi phí phát sinh.