Có những mối quan hệ tồn tại nhiều năm trên đời nhưng cũng có người không giữ được tình cảm ấy. Mỗi chúng ta là những cá thể độc lập và mang cá tính khác nhau, vì vậy nếu không thấu hiểu, không sẻ chia với nhau sẽ rất dễ mâu thuẫn. Mối quan hệ từ đó cũng không còn bền vững và chặt chẽ nữa.
Các nhà nghiên cứu tâm lý học và tình dục học đã dành nhiều thời gian, công sức để đưa ra các nhận định về mối quan hệ. Họ nghiên cứu các mối quan hệ trong 50 năm và nhận thấy yếu tố phá vỡ tình cảm chính là giao tiếp kém.
Trong cuốn sách “Những dự đoán ly hôn”, tiến sĩ tâm lý học John Gottman đã đưa ra 4 lý do làm bạn mất đi mối quan hệ tốt đẹp với người ấy. Dựa trên nghiên cứu 40.000 cặp đôi, tiến sĩ chỉ ra những yếu tố chung giữa họ:
1: Sự khinh thường: Thể hiện sự thiếu tôn trọng với đối phương (điển hình như việc gọi tên, cách đảo mắt hay chế giễu người ta…).
2: Sự chỉ trích: Thể hiện qua sự tấn công nhân cách/tính cách của người khác.
3: Phòng thủ: Bảo vệ khỏi những lời chỉ trích bằng cách bào chữa hoặc đổ lỗi cho người khác.
4: Sự phá đám: Luôn phớt lờ câu chuyện của người khác, rút lui khỏi cuộc giao tiếp bằng cách tỏ ra bận rộn hoặc phá đám.
Trong 4 yếu tố này, tiến sĩ Gottman khẳng định yếu tố quan trọng nhất báo hiệu một mối quan hệ tồi tệ chính là sự khinh thường nhau.
Khinh thường còn tệ hại hơn là chỉ trích hay nói với đối phương những lời tiêu cực. Đó là khi một người khẳng định họ thông minh hơn, tốt hơn đối phương. Vì vậy, khi khinh thường người khác người đó sẽ cảm thấy bị xúc phạm, không được bạn tôn trọng và yêu thương.
Ví dụ như việc liên tục ngắt lời người khác khi họ đang nói chuyện. Đây chính là biểu hiện của sự khinh thường, thiếu tôn trọng. Nó giống như bạn đang nghĩ chủ đề đối phương nói rất vô vị, không đáng để lắng nghe và đóng góp ý kiến.
Nhìn chung đây là cách ứng xử sai lệch bạn nên né tránh nếu muốn bảo vệ mối quan hệ của mình.Hành vi này về lâu về dài sẽ khiến mối quan hệ tình cảm của 2 bạn đi vào bế tắc.
1. Xác định và chia sẻ cảm xúc tiêu cực
Thường thì khi tiêu cực, bạn dễ trút giận lên nửa kia của mình. Khi không kiềm chế được cảm xúc, bạn dễ đổ lỗi cho đối phương và tỏ sự khinh thường khi họ không làm đúng ý bạn. Thế nhưng đây là một thói xấu cần phải vứt bỏ. Nếu muốn cắt bỏ sự khinh miệt trong mối quan hệ của chính mình, bạn hãy:
Nói rõ cảm xúc của bạn: Cho đối phương biết bạn đang nghĩ gì, trải qua điều gì
Thêm yêu cầu: Nếu không hài lòng với hành động/lời nói nào của đối phương, hãy đưa ra yêu cầu để họ thay đổi
Trò chuyện với nhau, đưa ra giải pháp: Việc trò chuyện, lắng nghe cảm xúc của nhau là cần thiết
2. Rèn thói quen đánh giá cao
Khi bạn đánh giá cao ai đó nghĩa là đang nhìn vào những mặt tích cực để khen ngợi. Thay vì chỉ soi mói những điểm chưa tốt từ người đó, hãy nhìn vào mặt tích cực nhiều hơn để đánh giá. Con người chúng ta không có ai là hoàn hảo, bởi vậy tôn vinh những ưu điểm của đối phương cũng là cách giúp họ hoàn thiện hơn.
Bạn cũng nên theo dõi các biểu hiện của mình xem đã hạn chế các thói quen tiêu cực chưa. Thay đổi từng chút một sẽ giúp bạn tốt lên, trở thành người vị tha trong cảm nhận của đối phương.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn