Trong hôn nhân, giữa vợ và chồng khó tránh khỏi những lúc giận hờn, cãi vã và một trong những nguyên nhân dẫn đến “chiến tranh” chính là vấn đề tiền bạc. Thậm chí, nếu giải quyết không khéo léo, tình cảm vợ chồng cũng có thể theo đó mà rạn nứt, đổ vỡ hôn nhân.
Phải làm thế nào để tiền bạc không chi phối hạnh phúc hôn nhân là câu hỏi lớn đặt ra đối với nhiều gia đình, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ mới kết hôn. Dưới đây là 5 bí quyết để tiền bạc không ảnh hưởng tới tình cảm vợ chồng.
Đó có thể là số tiền bạn tiết kiệm được, số tiền được bố mẹ cho, thu nhập hàng tháng hoặc số tiền bạn đang nợ hay tiền bạn phải chu cấp hàng tháng cho gia đình,… Tất cả đều phải công khai rõ ràng với nhau để tạo sự tin tưởng giữa hai vợ chồng, đồng thời để nửa kia thông cảm cho bạn, còn việc giấu kín sẽ khiến mọi việc tồi tệ hơn mà thôi.
Bạn cứ thử nghĩ mà xem, nếu bạn có khoản nợ trước khi kết hôn nhưng sau cưới bạn mới nói cho nửa kia thì họ sẽ sốc như thế nào. Hay nếu mỗi tháng phải chu cấp cho gia đình nhưng không nói, hai vợ chồng có thể sẽ xảy ra tranh cãi về vấn đề này sau khi kết hôn.
Vợ chồng nên công khai tiền bạc với nhau trước khi kết hôn. (Ảnh minh họa)
Khi bước vào cuộc sống hôn nhân, ngoài chi tiêu cá nhân của từng người còn rất nhiều khoản chi khác như mua sắm tài sản lớn, nuôi dạy con cái, báo hiếu bố mẹ,… đòi hỏi hai vợ chồng phải chung sức lo lắng. Do đó, nếu sau khi kết hôn mà hai vợ chồng vẫn tiền ai người nấy tiêu thì sớm muộn gì cũng xảy ra xung đột khi cần chi tiêu cho việc chung.
Chính vì vậy, hai vợ chồng nên quy tiền bạc về một mối ngay sau khi kết hôn để cùng nhau lo toan, gánh vác tài chính gia đình. Khi đó, bạn sẽ hạch toán được tổng thu nhập của hai vợ chồng là bao nhiêu, cần tiêu bao nhiêu, tiết kiệm được bao nhiêu một tháng. Có như vậy, tình hình kinh tế gia đình mới tốt lên được.
Không ít cặp vợ chồng thường so sánh thu nhập của nhau, xem ai kiếm được nhiều tiền hơn, thậm chí có người vì đối phương kiếm được ít tiền hơn mà tỏ thái độ không tôn trọng. “Trong nhà ai kiếm nhiều tiền hơn thì người đó có quyền lên tiếng”, đó có thể là câu nói mà chồng/vợ nói với đối phương. Tuy nhiên, câu nói này sẽ khiến nửa kia tổn thương tới cùng cực, gây rạn nứt tình cảm vợ chồng.
Tuy nhiên, nếu nghĩ dù tiền của vợ hay của chồng kiếm đều là tiền “của chúng ta”, dùng để vun đắp gia đình thì bạn sẽ không có bất cứ sự so sánh nào nữa. Chỉ khi có tư tưởng như vậy thì ngân sách gia đình mới dày lên được, vợ chồng mới hòa thuận, không bị tiền bạc chi phối.
Nên nghĩ dù tiền của vợ hay của chồng kiếm đều là tiền “của chúng ta”. (Ảnh minh họa)
“Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”, cho nên vợ chồng thống nhất được các quan điểm về tiền bạc thì cả hai mới hạn chế được việc cãi vã, cuộc sống hôn nhân sẽ hạnh phúc hơn. Cụ thể, cả hai cần thống nhất được tiền bạc trong nhà do ai nắm giữ là hợp lý nhất, số tiền người còn lại được tiêu trong 1 tháng là bao nhiêu, các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn gia đình bạn cần hướng tới, hay trước khi quyết định vấn đề gì thì cả hai nên bàn bạc, thống nhất với nhau,…
Nếu làm được như vậy, cả hai sẽ không nghi kỵ, hạch sách lẫn nhau, từ đó tiền bạc sẽ không thể chi phối hạnh phúc gia đình bạn được.
Ngoài đóng góp tiền bạc vào ngân sách chung của gia đình, vợ chồng cần phải có một ít tiền riêng để trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày như tiền xăng xe, giao lưu với bạn bè,… Nếu đưa hết tiền, việc gì cũng phải ngửa tay xin đối phương thì bạn khó lòng thoải mái được, thậm chí nửa kia có thể càm ràm nếu bạn thường xuyên xin tiền.
Không những thế, với khoản tiền riêng đó bạn có thể mua tặng đối phương món quà nho nhỏ, tạo sự bất ngờ cho nửa kia vào những ngày đặc biệt. Việc này sẽ giúp hâm nóng tình cảm vợ chồng.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn