Con trai tôi đang học lớp 5, kèm con học ở nhà đã trở thành một công việc nặng nề, căng thẳng với cả hai vợ chồng tôi. Vì cháu chỉ mê chơi điện tử, không tự giác và rất thiếu tập trung trong học tập, nếu bố mẹ không ngồi kè kè bên cạnh nhắc nhở thì cháu không thể làm xong dù chỉ 1 bài tập cô giáo cho về nhà. Nhiều khi 2 bố con như "đánh vật" với nhau, bố quát tháo ầm ĩ, con thì chỉ trực khóc...
Một lần đến nhà anh bạn chơi, tôi ngạc nhiên khi thấy con trai anh bạn ngồi học rất chăm chú, tự giác, hầu như cháu không để ý đến mọi chuyện diễn ra xung quanh. Học xong cháu mới đứng dậy, xin phép bố mẹ cho xem phim hoạt hình trên tivi.
Tôi hỏi kinh nghiệm rèn con của bạn, vốn là nhà tâm lý học, anh chia sẻ: Trong bộ não của mỗi trẻ nhỏ đều tồn tại một trung khu điều khiển sự chuyên cần và tập trung chú ý, chỉ có sự khác biệt trong cách hướng dẫn mới tạo ra những thói quen khác nhau ở trẻ. Tình trạng thụ động, thiếu hứng thú học tập, dễ nản chí phổ biến trong thanh thiếu niên hiện nay có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân phổ biến là động cơ học tập của các em không xuất phát từ niềm say mê, khát khao học hỏi, nắm bắt tri thức, mà chỉ là làm theo đòi hỏi của cha mẹ và nhà trường cho xong.
Tôi hỏi kinh nghiệm rèn con của bạn, vốn là nhà tâm lý học, anh chia sẻ: Trong bộ não của mỗi trẻ nhỏ đều tồn tại một trung khu điều khiển sự chuyên cần và tập trung chú ý, chỉ có sự khác biệt trong cách hướng dẫn mới tạo ra những thói quen khác nhau ở trẻ. Tình trạng thụ động, thiếu hứng thú học tập, dễ nản chí phổ biến trong thanh thiếu niên hiện nay có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân phổ biến là động cơ học tập của các em không xuất phát từ niềm say mê, khát khao học hỏi, nắm bắt tri thức, mà chỉ là làm theo đòi hỏi của cha mẹ và nhà trường cho xong.
Kèm trẻ học bài, cha mẹ nên giữ thái độ ôn hòa, nhẹ nhàng |
Ở một số trẻ, sau khi đã cố gắng, nỗ lực phấn đấu đạt được một số mục tiêu như lên lớp, đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi... (chủ yếu để thể hiện bản thân hoặc thỏa mãn sự kỳ vọng của cha mẹ, sự mong đợi của thầy cô) thì tính chủ động học tập của các em lại giảm sút. Thực ra, phải học tập dưới sự thúc ép, áp lực thì dù có đạt thành tích cao cũng vẫn là thụ động, thậm chí các em còn muốn bỏ học vì lý do này.
Để thay đổi thói quen thụ động trong học tập ở trẻ, bạn tôi đưa ra những lời khuyên sau đây:
- Tạo sự hứng thú học tập cho trẻ bằng cách sáng tạo ra những phương pháp linh hoạt và trò chơi bổ ích, theo kiểu 'học mà chơi, chơi mà học' để thu hút sự tham gia tích cực của trẻ, giúp trẻ có thể tiếp thu được kiến thức trên mọi mặt của đời sống.
- Khi kèm trẻ học bài, cha mẹ nên giữ thái độ ôn hòa, nhẹ nhàng, tạo mối quan hệ bình đẳng, hợp tác với trẻ. Khích lệ trẻ bày tỏ ý kiến cá nhân, chủ động tìm tòi, suy nghĩ để khả năng nhận thức được phát huy ở mức độ cao.
- Giữ trật tự, tránh để quá nhiều người ra vào gần nơi trẻ ngồi học. Trong góc học tập của trẻ, ngoài sách vở và đồ dùng học tập, không nên bày đặt quá nhiều đồ chơi, sách truyện khiến trẻ mất tập trung khi học bài. Càng không cho phép trẻ vừa học vừa xem tivi.
- Yêu cầu trẻ làm xong bài tập trong thời gian quy định. Nếu lượng bài tập quá nhiều, cha mẹ có thể chia thành những phần nhỏ để trẻ hoàn thành từng phần một. Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng, cường độ tập trung tư tưởng tỉ lệ nghịch với độ tuổi của trẻ, ví dụ trẻ 2 tuổi, thời gian tập trung tư tưởng trung bình là 7 phút, với trẻ 4 tuổi là 12 phút, trẻ 5 tuổi là 15 phút... Càng lớn, thời gian tập trung tư tưởng của trẻ càng tăng. Bởi vậy, khi yêu cầu trẻ tập trung, cha mẹ cần căn cứ vào độ tuổi của trẻ chứ không phải dựa trên cảm giác chủ quan của mình.
- Thông thường, khi trẻ mới ngồi vào bàn học thì hiệu quả học tập tương đối thấp, sau 15 phút mới ổn định và đạt tới đỉnh điểm. Dựa vào quy luật này, cha mẹ có thể khuyên trẻ nên chọn những bài tập tương đối dễ làm trước, bài khó làm sau. Nên dặn trẻ học xong một môn thì giải lao vài phút rồi quay lại học tiếp. Đừng vì thấy con học chậm mà dồn ép, không cho trẻ nghỉ ngơi hoặc cằn nhằn, mắng mỏ khiến trẻ cảm thấy mình yếu kém, đâm ra mệt mỏi, chán nản, sợ học.