COPD ở người cao tuổi xảy ra do sự lão hóa phổi cùng với việc tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường ngoài trời, ô nhiễm không khí trong nhà một thời gian dài,... Để giảm tỷ lệ người cao tuổi tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thì dưới đây là 5 nguyên tắc giúp phòng tránh COPD ở người cao tuổi mà bạn nên nhớ:
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, một trong những cách phòng tránh COPD ở người cao tuổi, việc đầu tiên vô cùng quan trọng là bệnh nhân phải từ bỏ thuốc lá, thuốc lào. Không chỉ người hút thuốc chủ động mới có khả năng bị mà ngay cả người hít phải khói thuốc lá cũng tăng nguy cơ mắc COPD.
Căn bệnh này làm suy giảm chức năng hô hấp, giảm chất lượng cuộc sống cũng như hạn chế khả năng hoạt động.
Khi khói thuốc lá vào trong cơ thể sẽ gây kích thích niêm mạc đường thở từ đó chất acrolein và phenols có trong thuốc làm tăng dịch chất nhầy và tổn thương tế bào hô hấp. Chính những thành phần trong thuốc lá làm đề kháng của cơ thể suy yếu tại chỗ trong đường hô hấp, dẫn đến phổi dễ bị nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, có những chất làm suy giảm và gây tổn thương tới các sợi đàn hồi của phế quản và phế nang từ đó phổi dễ mất tính đàn hồi, bị ứ khí.
Nếu bạn chưa biết cách hạn chế cơn thèm thuốc lá như thế nào, có thể tham khảo thêm TẠI ĐÂY.
Nhiễm trùng là tác nhân thúc đẩy bệnh hô hấp ở người lớn tuổi vào đợt cấp nên cần được tiêm vaccine chủng ngừa cúm, phế cầu. Vaccine phế cầu được bác sĩ khuyến cáo ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên 65 tuổi hoặc dưới 65 tuổi cùng bệnh tim mạch.
>> 1001 những điều cần biết khi tiêm vaccine phòng cúm
Các tác nhân gây ô nhiễm có ảnh hưởng tới sự phát triển của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở người cao tuổi bởi sự biến đổi chất lượng không khí (gas, hơi, các chất khác nhau) từ đó làm tăng tổn thương ở cơ quan hô hấp. Ô nhiễm không khí được chia thành 2 loại:
Ô nhiễm trong nhà: đây là loại ô nhiễm mà ít người lưu tâm. Nó có thể là hậu quả do đốt cháy gỗ, than phục vụ cho mục đích đun nấu hay sưởi ấm ở những chỗ lưu thông không khí kém.
Ô nhiễm môi trường: Hậu quả của chúng đối với sức khỏe chủ yếu bắt nguồn từ ô nhiễm do sản xuất công nghiệp, giao thông đường bộ.
Bạn nên hạn chế tiếp xúc với khí, hóa chất, các loại bụi. Nếu công việc bắt buộc yêu cầu phải tiếp xúc hãy sử dụng đồ bảo hộ lao động.
Nếu đã bị viêm phế quản mãn tính thì cần được khám và điều trị triệt để, đặc biệt đối với người cao tuổi vốn có sức đề kháng yếu cần đề phòng lạnh. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, người cao tuổi nên hạn chế ra khỏi nhà vào buổi sáng sớm.
Bên cạnh đó, việc cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể cũng quan trọng không kém. Nên uống nước đun sôi để nguội cùng các loại nước ép hoa quả tươi. Đặc biệt, với người cao tuổi không nên ăn thịt mỡ, thịt đông hay các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội... hay nước ngọt, bia rượu.
Một trong những cách phòng tránh COPD ở người cao tuổi chắc chắn không thể thiếu việc tập thể dục nhẹ hàng ngày, đặc biệt là hít thở không khí trong lành trước và sau khi ngủ dậy. Nếu không có thời gian hãy vận động cơ thể nhẹ nhàng khi ở trong nhà, không nên ra khỏi nhà khi thời tiết lạnh. Ngoài ra, việc vệ sinh họng, miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý trước khi đánh răng thường xuyên hằng ngày cũng cần được thực hiện đều đặn.
Trên đây các cách phòng tránh COPD ở người cao tuổi có thể dễ dàng thực hiện hàng ngày. Hy vọng bạn đã có đủ các thông tin cần thiết giúp ngăn ngừa căn bệnh về đường hô hấp này.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn