Tẩy tế bào chết môi là quy trình loại bỏ tế bào sừng già cỗi trên môi bằng cách sử dụng các sản phẩm như dầu hoặc nước tẩy trang , tẩy tế bào chết (dạng hạt hoặc dạng gel), dưỡng ẩm.
Đây được coi là quy trình không thể thiếu trong quá trình chăm sóc sắc đẹp, giúp đôi môi căng bóng, mềm mịn, hồng hào. Tuy nhiên, có một số trường hợp quá lạm dụng tẩy tế bào chết trên môi dẫn đến tình trạng thâm môi, nứt nẻ.
Do những tác nhân bên ngoài môi trường (nắng (tia UV), gió, nhiệt độ) cũng như thói quen hàng ngày (liếm môi, đánh son chứa chì) làm cho môi ngày càng thâm, khô, nứt nẻ.
Tẩy tế bào chết môi thường xuyên sẽ đem lại 4 lợi ích sau:
- Giúp môi trở lên hồng hào, mềm mọng.
- Hấp thu các dưỡng chất từ các loại son, mặt nạ môi tốt hơn
- Giúp màu son lên đẹp, giữ màu trên môi lâu hơn
- Bảo vệ môi khỏi những tác động từ bên ngoài như nắng, gió, nhiệt độ.
Đọc thêm:
- Tẩy tế bào chết cho da mặt có cần thiết không? Hướng dẫn tẩy da chết tại nhà đúng cách
- Những câu hỏi thường gặp về tẩy tế bào chết
Mặc dù hiểu tầm quan trọng của tẩy tế bào chết môi nhưng có nhiều người vẫn thực hiện sai cách dẫn đến không hiệu quả, cụ thể:
- Không tẩy trang cho môi: Nhiều người lầm tưởng rằng tẩy tế bào chết sẽ làm sạch môi hoàn toàn. Tuy nhiên, son môi hay những bụi bẩn trên môi sẽ được làm sạch tốt nhất với dầu hoặc nước tẩy trang.
- Tẩy da chết môi quá nhiều lần: Tẩy da chết quá nhiều sẽ mất đi lớp bảo vệ da môi, làm da môi mỏng dần, thâm xỉn, khô ráp. Theo khuyến nghị của các chuyên gia, mỗi tuần chỉ nên tẩy da chết từ 1 đến 2 lần.
- Cọ xát môi quá mạnh: Khi môi bị chà xát quá mạnh sẽ dẫn đến việc đau môi, kích ứng, mỏng da. Do đo, khi tẩy tế bào chết chỉ nên mát xa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ.
- Tẩy da chết quá lâu: Thời gian tẩy da chết môi hợp lý khoảng 3 đến 5 phút. Nếu thời gian tẩy da chết quá lâu sẽ làm môi mỏng dần, bắt nắng, thâm xỉn.
- Không dưỡng ẩm: Sau khi môi được loại bỏ những phần da chết sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, nếu không dưỡng ẩm, môi sẽ khô ráp, không tươi sáng.
Dưới đây là hướng dẫn cách tẩy tế bào chết môi dễ dàng, an toàn, hiệu quả mà các chuyên gia da liễu đưa ra:
- Làm sạch và lau khô môi: Trước khi tẩy tế bào chết, cần làm sạch môi bằng dầu hoặc nước tẩy trang. Dù bạn đánh son hay không, bước này vẫn cần được thực hiện. Sau đó, hãy lau khô môi rồi thực hiện sang các bước tiếp theo.
- Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng: Thoa sản phẩm/nguyên liệu tẩy da chết lên môi, mát xa môi nhẹ nhàng theo chuyển động tròn. Lưu ý, không nên chà xát môi quá mạnh vì có thể gây kích ứng hoặc phá vỡ cấu trúc của da môi.
- Rửa sạch môi với nước: Massage môi sau khoảng 2 phút rồi rửa sạch lại với nước.
- Dưỡng ẩm: Kết thúc quy trình các bạn thoa son dưỡng lên môi để tránh môi bị khô ráp, thâm xỉn.
Chú ý: Sau khi tẩy tế bào chết, ban ngày khi ra ngoài nên thoa kem chống nắng SPF 30 cho môi, tránh để môi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Dùng nguyên liệu tự nhiên để tẩy da chết vừa an toàn, hiệu quả lại tiết kiệm. Sau đây sẽ là cách tẩy tế bào chết môi từ những nguyên liệu tự nhiên dễ tìm.
Chanh và đường đều có tác dụng loại bỏ phần da chết, giúp môi mềm mịn, sáng hồng. Dùng ½ thìa nước cốt chanh cùng 1 thìa đường, trộn đều hỗn hợp thoa lên môi khoảng 3 phút. Sau đó rửa sạch môi và thoa kem dưỡng ẩm.
Tuy nhiên, trong trường hợp môi bị xước hoặc nứt nẻ thì không nên áp dụng cách này. Chanh có tính axit, đường là các hạt nhỏ liti nên sẽ gây tổn thương, kích ứng môi.
Trong quả chanh có chứa Vitamin C và Axit có tác dụng loại bỏ những phần da cũ, khô ráp, làm sáng môi, hấp thu dưỡng ẩm tốt. Mật ong có nhiều Vitamin B2, B3, C, các khoáng chất nên rất tốt cho việc làm mềm môi.
Kết hợp ½ thìa nước cốt chanh và 1 thìa mật ong. Trộn đều 2 nguyên liệu sau đó thoa lên môi đã được làm sạch. Sau 3 đến 5 phút rửa sạch môi và thực hiện bước dưỡng môi.
Trong kem đánh răng có chứa flo, canxi, ancol, … có tác dụng lấy đi các lớp sừng, tế bào chết trên môi, tái tạo làn da mới mềm mịn hơn. Cách thực hiện rất đơn giản, lấy một lượng vừa đủ kem đánh răng thoa lên môi, lấy tay hoặc bàn chải đánh răng mát xa theo chuyển động tròn. 3 đến 5 phút sau rửa sạch với nước và kết thúc bằng bước dưỡng ẩm.
4.4. Yến mạch và mật ong
Yến mạch có chứa các loại Vitamin A, B5, C, E giúp tái tạo, nuôi dưỡng da môi. Mỗi tuần tẩy da chết môi bằng yến mạch với mật ong 1 đến 2 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Sau khi dùng xong cà phê, các bạn có thể tận dụng bã để làm nguyên liệu tẩy da chết. Trong bã cà phê có chứa khoáng chất, magie, axit linoleic có tác dụng loại bỏ lớp da chết, làm mịn da.
Khi kết hợp với dầu dừa (có chứa vitamin A,K,E,K, magie) sẽ giúp tái tạo da môi, mềm mịn, sáng hồng.
Có thể nói, tẩy da chết môi là cần thiết để giúp đôi môi hồng hào, căng mịn. Tuy nhiên, để tránh việc không hiệu quả, môi càng bị thâm xỉn, khô ráp hơn thì các bạn không nên quá lạm dụng tẩy da chết.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn