Nhắc đến mũi chắc chắn phải nhắc đến mùi: Mũi người có thể xác định hơn 1000 mùi, từ cà-ri gà hấp dẫn cho tới mùi hôi chân.
Ít ai biết rằng, nhà sản xuất rượu người Hà Lan IIja Gort, đã mua bảo hiểm tới 8 triệu USD cho chiếc mũi cực sành mùi của mình
Nhiều bằng chứng cho thấy khả năng xác định mùi của phụ nữ tốt hơn nam giới, có lẽ vì khu vực não xử lý và nhận biết mùi của phái đẹp lớn hơn đàn ông tới 50%. Mũi của phụ nữ cũng nhạy cảm hơn khi mang thai, giải thích cho sự thèm ăn bất thường mà nhiều "bà bầu" đã trải qua. Vì 80% những gì bạn nếm được xác định bởi mùi của nó. Ít ai biết rằng, nhà sản xuất rượu người Hà Lan IIja Gort, đã mua bảo hiểm tới 8 triệu USD cho chiếc mũi cực sành mùi của mình.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Utrecht ở Hà Lan khám phá ra rằng, chúng ta có thể phát hiện cảm xúc - chẳng hạn như sợ hãi và ghê rợn - bằng cách ngửi các tín hiệu hóa học người khác phát ra. Thậm chí, nó đóng vai trò lớn trong việc kích thích tình dục ở con người.
Một thí nghiệm - được tiến hành bởi Claus Wedekind vào năm 1994 - gợi ý rằng chúng ta có thể chọn lựa bạn đời (trong tiềm thức) thông qua khứu giác. Nhà khoa học này đã chứng minh được con người có cơ chế phát hiện ra bạn tình có các gen khác nhau, để đứa trẻ sinh ra có hệ miễn dịch mạnh hơn.
Dù còn gây tranh cãi nhưng lý thuyết này khá hợp lý trong di truyền và bảo vệ nòi giống.
Dù mạnh mẽ như vậy, mũi người không thể phát hiện một số mùi hương chết người: Gas tự nhiên và carbon monoxide. Thực tế, các công ty khí đốt đã thêm methyl mercaptan, loại khí không màu có mùi hao hao bắp cải thối. Việc này giúp chúng ta phát hiện ra rò rỉ khí gas gây cháy nổ, ngoài ra ở các nước phát triển, nhà chức trách luôn khuyến khích người dân thay pin máy phát hiện khí gas mỗi 6 tháng 1 lần.
Mũi cũng phục vụ như một bộ lọc quan trọng, làm ấm và tạo độ ẩm cho không khí mà ta hít thở (từ 18.000 - 20.000 lít khí mỗi ngày). Vào những ngày lạnh lẽo khô hanh, tốt hơn hết là hít thở qua mũi thay vì miệng - không khí sẽ được làm ấm, giữ ẩm trước khi đến được phổi.
Chưa kể các loại vi khuẩn, bụi bẩn sẽ khó xâm nhập vào cơ thể vì lớp chất nhầy có mặt trong mũi, xoang, cổ họng, phổi. Trung bình, mỗi người tạo ra khoảng 1 lít nước mũi mỗi ngày (ta thường nuốt gần hết). Khi bị ốm hoặc có bệnh về hô hấp, mũi và xoang tiết chất nhầy gấp đôi bình thường, dù hơi gớm một chút nhưng nước mũi giúp ta khỏe mạnh.
Ở phương diện khác, mũi tống những thứ gây hại cho cơ thể thông qua những cú hắt xì: Mỗi lần trục xuất khoảng 40.000 giọt chất lỏng, 100.000 vi khuẩn, tốc độ lên tới 161km/h (chớ dại mà bị mồm bịt miệng khi hắt xì nhé).
Vài sự thật thú vị: 3 người hắt xì thì kiểu gì cũng có 1 người nhìn vào chỗ sáng; một số người hắt xì khi nghĩ đến tình dục hoặc đạt cực khoái...
Mũi tống những thứ gây hại cho cơ thể thông qua những cú hắt xì: Mỗi lần trục xuất khoảng 40.000 giọt chất lỏng, 100.000 vi khuẩn, tốc độ lên tới 161km/h (chớ dại mà bị mồm bịt miệng khi hắt xì nhé)
Việc bắt hắt xì như thế nào còn được quy định trong gen. Tiến sĩ Neil Kao, nhà nghiên cứu dị ứng ở Greenville, Nam Carolina cho biết: "Vì hệ thống mô tương đồng của người cùng một gia đình nên tất cả các hoạt động liên quan đến cơ bắp, kể cả cười và hắt xì cũng sẽ giống nhau".
Mũi của chúng ta đều phải làm những công việc giống nhau bất kể hình dạng và kích thước. Viết trong Journal of Craniofacial Surgery, tiến sĩ Abraham Tamir lưu ý có ít nhất 14 loại mũi khác nhau. Kết luận này đến từ quá trình nghiên cứu 1793 cái mũi của ông, trong đó có cả mũi "Einstein" (phổ biến nhất trong nghiên cứu) và mũi "Barbara Streisand" (mũi khoằm, như mỏ chim ưng).
Barbara Streisand, tên của nữ minh tinh được đặt cho chính kiểu mũi của bà
Hình dạng chiếc mũi, trong nhiều thế kỷ đã được coi là phần quan trọng để đánh giá vẻ đẹp, tính cách và số phận của con người. Ví dụ, người Hy Lạp và La Mã cổ đại cho rằng cái mũi to, dài đại diện cho quyền lực và sức mạnh.
Ngày nay, rhinoplasty - thuật ngữ y khoa cho việc phẫu thuật mũi (hay làm mũi), đã trở thành 1 trong 5 hoạt động phẫu thuật phổ biến nhất lịch sử loài người. Ca phẫu thuật mũi đầu tiên được thực hiện khoảng 2500 năm về trước ở Ấn Độ. Khi đó, phẫu thuật chủ yếu để sửa những chiếc mũi bị thương trong chiến tranh, lý do ít phổ biến hơn ở thời hiện đại.
Ở Trung Quốc, phụ nữ lại có xu hướng làm mũi sao cho "tây" nhất có thể. Alfred Yarbus, nhà nghiên cứu tâm lý học đến từ Nga cho biết: Ở phương Tây, con người có xu hướng nhìn vào mắt, còn người Á Đông lại tập trung ngắm mũi.
Giải phẫu niêm mạc mũi
Caroline Blais, nhà nghiên cứu đến từ Đại học Glasgow (Anh) - đã đưa ra cách lý giải cho hiện tượng này: Trong văn hóa Á Đông, nhìn chằm chằm vào mắt nhau khi nói chuyện được coi là bất kính, bất lịch sự.
Tiếp theo, cách người phương Tây và người Á Đông nhìn vào khuôn mặt nhau phản ánh cách họ nhìn thế giới - người phương Tây tập trung vào đôi mắt, bộ phận biểu cảm nhất trên khuôn mặt, để phân tích cảm xúc. Trong khi đó, người Á Đông có cái nhìn toàn diện hơn, mũi chính là trung tâm của khuôn mặt, tập trung vào mũi vẫn có thể nhìn thấy những phần xung quanh.
Mũi của ta kết nối với trí nhớ nhiều hơn bạn tưởng. Mùi là một trong những thứ ít ỏi được kết nối trực tiếp với các vùng não bộ tạo trí nhớ (vùng hippocampus) và xử lý cảm xúc, trí nhớ (amygdala). Mùi vị có khả năng khơi dậy trí nhớ rất mạnh mẽ.
Vài cái hắt xì phản ánh sức khỏe, hít một hơi có thể nhận ra bạn đời và kích hoạt ký ức... Bạn có đồng ý rằng mũi là cơ quan mạnh mẽ nhất trên cơ thể con người không?
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn