50 câu cha mẹ không nên nói với con (phần 2)

22:18 | 24/09/2016;
Có nhiều câu nói tiêu cực ảnh hưởng tới tâm lý, sự phát triển của con. Ngay cả những câu nói mang ý nghĩa tích cực, cha mẹ cũng không nên lạm dụng để nói với con.

Redbook thống kê những câu cha mẹ không nên nói với con:
18. Đừng có trẻ con như thế chứ

“Cha mẹ không thể mong chờ trẻ hành động như người lớn bởi trẻ đâu phải người lớn. Nếu một đứa trẻ hành động trẻ con, cha mẹ hãy xem xét tình hình. Thường thì trẻ làm vậy khi lo lắng, sợ hãi. Thay vì làm con xấu hổ, cha mẹ hãy lắng nghe cảm xúc của con”, chuyên gia Denise Daniels nói.

 Chỉ mất một phút giải thích cho con lý do yêu cầu con làm việc gì và trẻ sẽ thích làm việc cha mẹ giao

19. Con thật buồn cười

“Trẻ  tin vào những cảm xúc và kinh nghiệm của người lớn, vì vậy khi bạn không chú ý tới trẻ sẽ khiến chúng cảm thấy bản thân không quan trọng. Nếu bạn không hiểu lý do tại sao trẻ đang làm việc gì đó, hãy hỏi trẻ. Sau đó bạn cố gắng nhớ lại những trải nghiệm khi bạn cũng ở trong tình huống tương tự như trẻ”, Denise Daniels nói.
20. Đừng có ích kỷ và khó khăn như thế

“Câu nói này không có lợi cho con bởi chúng sẽ học từ chối những gì mình cần. Hầu hết mọi người bỏ lỡ thời thơ ấu của mình và dành một phần cuộc sống để tìm kiếm điều đó. Điều thực sự đang xảy ra ở đây là khả năng của cha mẹ có giới hạn và họ yêu cầu con mình nhận ít hơn những điều con cần”, Tiến sĩ Brad M.Reedy, tác giả cuốn The Journey of the Heroic Parent nói.
21. Cha/mẹ thất vọng vì con

“Những lời này thường được nói ra lúc trẻ cảm thấy tồi tệ. Đừng cố khiến trẻ phải chịu trách nhiệm cho sự thất vọng của bạn, nó chỉ làm trẻ thêm buồn”, Lisa Cavallaro, tác giả cuốn No More Drama.
22. Con đang làm cho cha/mẹ buồn

“Trẻ em không phải chịu trách nhiệm cho cảm xúc hạnh phúc của cha mẹ! Ngược lại cha mẹ nên có trách nhiệm với cảm xúc hạnh phúc của con. Trong khi điều quan trọng với trẻ là hiểu những hành vi của chúng ảnh hưởng người khác, thì việc đòi hỏi trẻ hành động có trách nhiệm với cảm xúc của cha mẹ là không hợp lý”, Tiến sĩ Rebecca Schrag Hershberg

 Cha mẹ nên hiểu những gì cần cho con để nuôi dạy trẻ

23. Đừng làm thế

“Cách nói này không dạy trẻ hành vi mong muốn. Tốt hơn là tập trung dạy trẻ những hành vi thích hợp cho mục đích chung. Ví dụ, thay vì câu "Đừng có đánh em con" hãy ôm con và nói: "Đây là cách ta dùng đôi bàn tay làm điều nhẹ nhàng", nhà tâm lý học Ariel Kornblum nói.
24. Con làm tốt hơn những gì cha/mẹ nói

“Bạn luôn nên dành thời gian giải thích lý do khi yêu cầu một đứa trẻ làm gì hay không làm gì. Chỉ mất một phút làm việc đó và trẻ sẽ thích làm việc bạn giao nếu biết rõ lý do", Richard Peterson, Phó Chủ tịch Kiddie Academy (Mỹ).
25. Đừng để cha/mẹ phải quay xe lại

"Khi cha mẹ đặt ra một giới hạn, trẻ cần được chuẩn bị để làm theo, do đó không dọa nạt trẻ về điều bạn không làm, như việc quay về và không có chuyến đi nghỉ hè nữa”, Ariel Kornblum nói.
26. Đó là cách của cha/mẹ

Suy nghĩ đặt ra luật lệ sẽ biến trẻ thành công dân hoàn hảo có thể gây tác dụng ngược, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Adolescence. Nghiên cứu chỉ ra, cha mẹ độc đoán có khả năng làm tăng sự thiếu tôn trọng, phạm luật ở trẻ khi không thấy những quyền cá nhân của con so với những cha mẹ luôn lắng nghe, tôn trọng và tin tưởng trẻ.

Cha mẹ tránh nói xấu hổ vì con. Bởi xấu hổ là một khái niệm mà trẻ nhỏ chưa hiểu hết.

27. Nếu muốn sống trong nhà này, con phải theo nguyên tắc của cha/mẹ

"Đe dọa ném con bạn ra khỏi nhà là một ý tưởng khủng khiếp trên nhiều cấp độ. Nói vậy hoặc sẽ khiến trẻ có cảm giác hoảng sợ và rối trí hoặc con sẽ phản ứng “Vâng” và sẵn sàng ra khỏi nhà. Cha mẹ chủ yếu là muốn chối bỏ trách nhiệm khi nói những điều này. Và theo kinh nghiệm của tôi thì đây là một lời đe dọa trống rống mà hiếm khi cha mẹ thực hiện, vậy tại sao lại nói như thế với con?”, Poncher nói.
28. Đó là cách cha/ mẹ được nuôi dạy và thấy tốt

Cách cha mẹ nuôi dạy bạn giúp bạn có kinh nghiệm trong việc nuôi con mình ra sao. Nhưng điều đó không có nghĩa những gì cha mẹ bạn làm là hoàn toàn đúng. Điều quan trọng hơn là cần hiểu những gì cần với con bạn để nuôi nấng trẻ giống như cách cha mẹ bạn đã làm, là những nghiên cứu được công bố trên tạp chí Family Psychology.
29. Cha/mẹ rất ghét khi con…

“Phụ huynh có thể nghĩ rằng những lời chỉ trích tốt nhưng trẻ thường bỏ qua từ 'khi' và chỉ có thể nghe được 'cha mẹ ghét con'. Ranh giới giữa việc trẻ dễ thương và không dễ thương cũng trở nên mong manh", nhân viên xã hội Crystal Rice nói.
30. Cha/mẹ xấu hổ vì con

Xấu hổ là một khái niệm mà trẻ nhỏ chưa hiểu hết. Khi bạn nói xấu hổ vì con, tất cả những điều trẻ nghe được là cha và mẹ đang tức giận mình mà trẻ không hiểu tại sao. Tệ hơn, sự xấu hổ có thể khiến những trẻ lớn hơn trở nên ngang bướng và hung hăng hơn, theo nghiên cứu của ĐH Michigan.

 Phụ huynh không nên nói thất vọng vì con. Vì trẻ không phải chịu trách nhiệm cho sự thất vọng của cha mẹ

31. Con giống hệt cha/mẹ của con

“Đây sẽ là việc tốt nếu sau đấy là điều gì tích cực, nhưng thường thì câu này được cha mẹ nói ra khi trẻ đang thể hiện hành vi xấu giống như cha hoặc mẹ. Câu nói này không chỉ mang thông điệp rằng trẻ bị từ chối mà người cha hoặc mẹ cũng vậy, tạo nên một khoảng cách mà trẻ buộc phải chọn một trong hai để làm hài lòng phụ huynh", Ms. Rice nói.
32. Cha/mẹ đã nói với con rồi

"Khoe khoang về những gì chúng ta biết không bao giờ là hữu ích với trẻ em. Trẻ học hỏi từ những sai lầm của mình giống như cách chúng ta đã làm," Lisa Cavallaro nói.
33. Cha/ mẹ biết con không cố ý đánh em

“Đúng, trẻ đã làm điều đó. Khi chúng ta tức giận, đánh một người có thể là một phản ứng bản năng và có thể lúc đó thấy bình thường. Là cha mẹ, chúng ta cần dạy trẻ kỹ năng điều khiển phản ứng và đối phó những cảm xúc của mình hiệu quả hơn, đồng thời cũng hiểu những cảm xúc đó là thật", Hershberg nói.
34. Đừng có nổi cáu với anh, chị em con như thế

“Mọi người cảm nhận những gì họ cảm thấy và đây không phải là một lựa chọn như chọn gì, như thế nào khi đối phó với cảm xúc của chính mình. Khi cha mẹ đúc kết những cảm xúc với hành vi, nó không chỉ phản tác dụng mà còn cho thấy cảm xúc của trẻ là sai và đặt dưới sự kiểm soát của cha mẹ. Đây không phải là cách nói hợp lý vì trẻ cuối cùng thấy bối rối và không tin vào bản thân mình", Hershberg nói.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn