Tầm quan trọng của việc thực hiện quy trình đánh giá cuối năm là để tổng kết bạn đã làm được gì trong năm trước và tạo nền tảng vững chắc cho kế hoạch năm mới của bạn.
Sau khi đã biết mình muốn gì, bạn cần phải suy nghĩ những việc cần làm để đạt được mục đích, mục tiêu đó.
Năm nay mình muốn điều gì?
Tại sao mình muốn điều đó?
Cơ sở nào để thực hiện nó?
Mình đã có những điều kiện khả năng gì, cái gì mình còn thiếu?
Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp mỗi người xác định được mục tiêu đúng đắn, phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Khi đã có mục tiêu đúng thì bạn nên bắt đầu lập kế hoạch. Lập kế hoạch năm nên chi tiết đến từng tháng.
Ví dụ, để đạt được mục tiêu ký được hợp đồng cho công ty A, tháng 1 sẽ đạt được mục tiêu gì, tháng 2 là gì… cho đến tháng 12 thì sẽ đạt được mục tiêu của cả năm.
Với một kế hoạch năm chỉ cần lập chi tiết tháng là đủ. Mục tiêu càng cụ thể, càng chi tiết thì càng dễ thực thi.
Kinh nghiệm cho thấy, khi đã có kế hoạch năm thì hàng tháng bạn sẽ có kế hoạch tháng. Rồi đến kế hoạch tuần, ngày, giờ.
Sau khi có kế hoạch làm việc một cách cụ thể, mỗi ngày hãy dành 10 phút trước khi ngủ để kiểm điểm đánh giá những gì đã làm được, những gì chưa làm được. Như vậy sẽ có “sửa chữa”, bổ sung cho kế hoạch vào những ngày tiếp theo.
Khi có mục tiêu, có kế hoạch làm việc rõ ràng sẽ giúp cho mỗi người quản lý tốt tài chính của mình và phân bổ số tiền cho hợp lý. Ví dụ: Tháng này sẽ đi du lịch, tháng này sẽ đi học một khóa kỹ năng mới,… Sắp xếp các sự kiện, hoạt động hợp lý trong các tháng sẽ giúp bạn nhìn được tổng quát lộ trình một năm mình sẽ trải qua.
Khi đã biết mục đích, mục tiêu và các công việc cần làm để đạt được nó, bạn nên xem xét để làm được những điều đó thì mình sẽ điều chỉnh những gì trong lối sống của năm vừa rồi.
- Tiết kiệm bao nhiêu trong một tháng lương?
- Bớt chi tiêu khi không cần thiết?
Nếu không đặt ra deadline cho bản thân, không tự gây cho bản thân mình sức ép để hoàn thành nhiệm vụ, thì e rằng, bạn sẽ lần lữa và chẳng bao giờ hoàn thành được mục tiêu đó mất.
Vì vậy, hãy đề ra thời gian mình phải hoàn thành công việc và tự tạo sức ép để bản thân cố gắng hoàn thành mục tiêu tài chính. Đặt deadline cũng giúp bạn tự theo dõi được sự cố gắng của bản thân khi hoàn thành những nhiệm vụ sẽ đề ra.
Bạn sẽ không biết là bạn đã làm được đến đâu, được bao nhiêu phần của mục tiêu nếu bạn không có một kế hoạch cụ thể, kế hoạch càng chi tiết càng tốt. Khi đó bạn sẽ biết được bạn đã hoàn tất được công việc nào và điều này tạo thêm động lực cho bạn thực hiện các công việc kế tiếp.
– Tập thói quen ghi chép hàng ngày những chi tiêu bạn thực hiện.
– Ghi chú các mục mà mình đã chi tiêu, đánh giá nó hợp lý hay không.
– Ghi lại các chi tiêu có thể cắt giảm.
Phần thưởng sẽ là một nguồn cổ vũ, động viên to lớn để bạn hoàn thành nhiệm vụ tài chính, mục tiêu đã đề ra. Hãy nhớ lại, bạn đã vui vẻ và hào hứng như thế nào mỗi khi được khích lệ và khen thưởng. Vì vậy, thay vì chờ sợ động viên, khích lệ từ người khác, hãy tự thưởng cho mình đi.
Nhưng hãy nhớ phần tự thưởng nên có chi phí hợp lý, nhẹ nhàng để giữ vững tài chính cá nhân ổn định.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn