Nuôi con gái giống như trồng một bông hoa: "Ánh sáng, nhiệt độ, không khí, độ ẩm, đất và khử trùng" là không thể thiếu. Đằng sau mỗi cô con gái tự tin và rạng ngời hạnh phúc là những nỗ lực và đồng hành không mỏi mệt của cha mẹ.
Nếu muốn con gái như đóa hoa nở rộ rực rỡ, chỉ cần che chở và cưng chiều là không đủ, cha mẹ nhất định phải chú ý đến 6 chi tiết sau đây.
Từng có câu chuyện về "Đứa bé mang đi" gây bão cộng đồng mạng Trung Quốc. Tên cô bé là Phi Nhi. Tết Nguyên đán 2019, khi bé mới 5 tháng tuổi không may bị viêm phổi. Căn bệnh bất ngờ này khiến gia đình vốn không giàu có của Phi Nhi càng thêm tồi tệ, bố mẹ cô bé phải dùng hết tiền tiết kiệm chạy chữa cho con. Sau đó, người cha phải làm thêm công việc giao đồ ăn để trang trải cuộc sống.
Để tiện chăm sóc con gái, người cha quyết định đưa con cùng đi. Phi Nhi ở trong thùng đồ ăn mang đi không những không khóc mà còn luôn cười với ba. Tháng 11 năm ngoái, người cha đã quay video hàng ngày của Phi Nhi, đăng lên mạng, một lần nữa thu hút sự chú ý. Mọi người lúc này mới phát hiện, "bảo bối mang đi" lúc trước nay đã thành một tiểu cô nương đáng yêu. Nhưng thứ không thay đổi, vẫn là nụ cười rạng rỡ và ấm áp của cô.
Cảm giác thuộc về và an toàn là hai món quà mà mọi cô gái nên nhận được từ khi sinh ra. Cảm giác thuộc về là cho dù nghèo hay giàu có vẫn có thể sống với cha mẹ, và cha mẹ có một sự kết nối sâu sắc. Và cảm giác an toàn là từ trái tim con tin rằng "Tôi rất quan trọng, cha mẹ tôi yêu tôi rất nhiều".
Sau khi có được hai điều này, một cô gái sẽ không sử dụng phương pháp sai lầm để giành được tình yêu và sự chú ý của người lớn. Lớn lên sẽ không đặt tất cả hy vọng của mình vào người khác.
Vì vậy, khi con gái còn nhỏ, điều tốt nhất không phải là của cải vật chất mà đó là vòng tay ấm áp của mẹ và bờ vai rộng của cha. Đối với các cô gái, đó không chỉ là tình yêu, mà còn là sức mạnh mang lại hạnh phúc suốt đời.
Nhà giáo dục Dewey đã từng nói: "Trong sự phát triển của cuộc sống của mỗi người, không có giáo viên nào quan trọng hơn cha mẹ, gia sư tốt nhất là tình cảm vợ chồng". Một ngôi nhà ấm áp không chỉ nuôi dưỡng thế giới tinh thần của con gái, mà còn làm cho mọi người đều tự tin, lạc quan và yêu đời.
Giống như Tiểu Bao Phù - con gái Lưu Canh Hoành trước đây từng lên "Bố ơi mình đi đâu thế". Trong chương trình, cô bé luôn ấm áp như một mặt trời nhỏ. Khi làm nhiệm vụ, cô bé sẽ tự tay làm một món quà trái tim cho cha mẹ. Lo rằng bạn bè có thể té ngã, bị thương, cô bé cố ý đi tới đâu cũng mang theo một thùng thuốc nhỏ...
Trên thực tế, mỗi đứa trẻ có tình yêu, là bởi vì chúng được sống trong tình yêu. Từ nhỏ đã chứng kiến tình yêu của cha mẹ, đứa trẻ cũng có thể biết thế nào là tình yêu, học cách yêu thương, dùng năng lượng tích cực của riêng mình để lan tỏa đến tất cả mọi người xung quanh.
Trong cuộc sống, nhiều bậc cha mẹ luôn muốn nuôi con gái của họ thành một "cô gái ngoan ngoãn". Một khi phát hiện con gái biểu hiện nghịch ngợm hiếu động sẽ không ngại ngần chỉ trích. Không biết từ bao giờ, "good" = con ngoan", đã trở thành nhận thức của hầu hết các bậc cha mẹ. "Không ngoan, không nghe lời, nổi loạn" đã trở thành cái mác chỉ những cô gái hư.
Nhưng trên thực tế, đây là một nhận thức không công bằng trong việc nuôi dạy con gái. Lâu ngày con gái bắt buộc phải "ngoan ngoãn, biết điều", nhưng điều đó sẽ khiến chúng ngày càng kìm nén những đòi hỏi thực sự của mình. Cuối cùng, trở nên quá tải về mặt cảm xúc, không chỉ mất trí tưởng tượng và sáng tạo mà còn trở nên yếu đuối, không thể chịu đựng được những sóng gió của cuộc sống.
Cách tốt nhất để bảo vệ con gái không phải là nuông chiều thành một công chúa nhỏ yếu đuối, mà là buông tay ra, cho phép con tự do khám phá. Nhiều bậc cha mẹ đóng khung con bằng một thứ "thạch tín" bọc đường, để con gái ép mình trở thành "hiền lành" và đáp ứng sự hài lòng của những người khác. Cuối cùng, đứa trẻ trở thành "con ngoan trò giỏi" trong miệng thiên hạ, nhưng chúng đánh mất đi con người thật và chân chính nhất của mình.
Một chuyên gia đã từng nói thế này: "Tôi thường thấy những cô gái được nuôi dạy ngoan ngoãn một cách vô lý trong lòng cha mẹ, khi chập chững ra ngoài đời và gặp những kẻ xấu xa, các cô bị chúng nghiền nát. Các cô gái ấy thường bị cuốn vào thứ tình yêu với những kẻ gia trưởng vũ phu, những kẻ lạm dụng, rồi các cô không dám chạy trốn mà chỉ biết khóc rằng "tại sao anh ta lại đối xử với tôi như vậy"…
Quả vậy, quá hiền để chống lại cái xấu. Quá ngoan nên bị lừa. Quá vâng lời nên không dám phản kháng. Điều này gây hại cả đời. Bởi thế, cha mẹ cần hết sức lưu ý điểm này khi nuôi dạy con.
Trước đó, Liên Hợp Quốc đã công bố một tập hợp các dữ liệu cho thấy 35 triệu trẻ em gái trên toàn thế giới không thể đi học. Trong thực tế, xung quanh chúng ta cũng thường tồn tại những quan điểm như vậy: Con gái không cần đọc quá nhiều sách, dù sao sau này cũng lập gia đình.
Nhưng trên thực tế, bất cứ khi nào, hương thơm của cuốn sách là trang phục tốt nhất của một cô gái. Giống như năm 2017, tài nữ Thanh Hoa Võ Diệc Xu đã giành chức vô địch "Đại hội thơ từ Trung Quốc".
Nói về cách giáo dục con gái, bố mẹ cô cho biết: Bất cứ nơi nào trong nhà cũng đều đặt sách. Phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm, từ sách triết học lịch sử, văn hóa khoa học xã hội, đến truyện ngụ ngôn.
Đã từng có một câu hỏi trực tuyến: Một cô gái mặc kệ đọc bao nhiêu sách, cuối cùng vẫn phải trở về một thành phố bình thường, làm một công việc bình thường, lấy chồng, làm một người mẹ, vậy đọc sách còn có ý nghĩa gì không?
Một câu trả lời cho thấy bản chất của vấn đề: "Kiên trì đọc sách, là bởi vì cùng một công việc, nhưng có thể có tâm trạng khác nhau. Cùng một gia đình, nhưng có thể có một giai điệu khác nhau; Cùng một hậu duệ, nhưng có thể có chất lượng khác nhau".
Vì vậy, nuôi dạy một cô gái, không bao giờ để cho cô ấy tin vào định kiến "đọc sách vô dụng". Khuyến khích con đọc nhiều sách hơn, suy nghĩ nhiều hơn, coi việc học là một điều suốt đời.
Nhà tâm lý học Lý Mai Cẩn từng nói một câu khiến người ta ấn tượng sâu sắc:
"Rất nhiều gia đình đều rất cố gắng bồi dưỡng con gái theo hướng tiểu thư khuê các. Nhưng cô gái xinh đẹp, một khi gả cho một kẻ không tốt, hoàn toàn không có năng lực tự bảo vệ mình. Vì vậy, cha mẹ muốn con cái của họ vào xã hội một cách an toàn, cần dạy cho con cái của họ hai điều: Đầu tiên làm thế nào để nhận biết mọi người, và thứ hai là làm thế nào để bảo vệ chính mình".
Là cha mẹ, chúng ta luôn cố gắng bảo vệ con gái suốt đời của mình. Nhưng từ thời điểm được sinh ra, đứa trẻ đã được định trước một ngày phải đối mặt với những người khác nhau một mình.
Một ca sĩ từng chia sẻ: "Bình thường chỉ cần có lịch biểu diễn, tôi đều cố gắng mang theo con gái. Tuy rằng con còn nhỏ, nhưng cách nhìn người trong xã hội luôn rất tốt. Các cô gái bình thường bị lừa vì sự thiếu hiểu biết. Hãy để con gái tiếp xúc với những điều này đầu tiên, sau này lớn lên sẽ không bị gặp phải sai lầm tương tự".
Đi nhiều nơi, gặp nhiều người, con gái mới có thể có được một đôi mắt sáng suốt phân biệt đúng sai, từ đó biết cách bảo vệ bản thân tốt hơn trong tương lai.
Cách đây không lâu, Hàn Quốc đã phát sóng một chương trình truyền hình thực tế "Học sinh trung học làm cha mẹ" với sự tham gia của năm bà mẹ vị thành niên (20 tuổi ở Hàn Quốc được tính là trưởng thành).
Đây là chương trình đầu tiên trong lịch sử phát sóng tại Hàn Quốc tập trung vào cuộc sống hàng ngày của những người làm cha mẹ ở tuổi học sinh trung học. Tại Hàn Quốc, việc mang thai trước hôn nhân được coi là điều đáng xấu hổ ngay cả đối với người lớn. Việc này chỉ được chấp nhận phần nào khi cha mẹ kết hôn để đứa trẻ được sinh ra trong giá thú.
Trong số đó, có người lợi dụng trang phục thể thao rộng rãi của trường trung học, giấu bụng bầu để chờ ngày sinh em bé. Họ bất chấp sự phản đối của gia đình, quyết định chọn làm "mẹ đơn thân". Thật sự rất khó tưởng tượng, những đứa con gái trong mắt cha mẹ còn ngây thơ thế này, tự nhiên phải gánh vác trách nhiệm nuôi dưỡng một sinh mệnh khác.
Họ thường bỏ học vì mang thai, và vì không có bằng cấp, họ chỉ có thể tìm kiếm tất cả các loại công việc bán thời gian để duy trì sinh kế và nuôi con. Khi bạn bè cùng trang lứa nói về ước mơ, trường học, họ chỉ có thể ăn thức ăn nhanh rẻ nhất với nỗi lo toan con cái mỗi ngày.
Bất lực hơn, không ít bà mẹ vị thành niên cũng gặp phải vấn đề tâm lý: Nghiện rượu, trầm cảm, mất kiểm soát cảm xúc... Thậm chí còn tạt nước và dùng dao đe dọa tính mạng của đứa trẻ.
Gia đình có con gái, cha mẹ nhất định đừng quên dạy con cách bảo vệ bản thân. Nói với con gái rằng yêu thương chính mình trước khi yêu ai khác, không bao giờ làm tổn thương cơ thể vì bất cứ điều gì. Thay vì cấm đoán hãy cùng trẻ dự đoán nguy cơ và tư vấn cho trẻ những cách thức đề phòng, ứng phó để bảo vệ bản thân ở mức tốt nhất có thể.
Cha mẹ có thể cùng con tham gia các buổi tư vấn tâm sinh lý tuổi mới lớn ở trường lớp cùng bạn bè đồng trang lứa. Đây sẽ là cách dạy con gái tuổi dậy thì gián tiếp, giúp con trang bị thêm kiến thức và tự tin để vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi mới lớn. Và trên hết, dù có vấn đề gì xảy ra, đừng chọn cách từ bỏ con mình.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn