Thời tiết giao mùa, bé rất dễ bị ốm. Bởi nhiệt độ môi trường nóng lạnh đột ngột khiến trẻ không kịp thích nghi. Đây cũng là kiểu thời tiết thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi phát triển và gây ra hàng loạt các bệnh lý theo mùa ở trẻ em. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu. Con chưa đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, trong khoảng thời gian này, mẹ nên chú ý chăm sóc sức khỏe cho con. Đặc biệt là bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng để khỏe mạnh.
Dưới đây là 6 loại rau củ mẹ nên cho bé ăn nhiều vào thời điểm giao mùa. Đây là những thực phẩm giúp con khỏe mạnh.
Cà chua là loại thực phẩm vô cùng quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình. Đây là một loại quả nhưng được chế biến và sử dụng như một loại rau. Cà chua rất giàu vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là vitamin C, vitamin A, K1,... Không những thế, cà chua còn giàu chất xơ. 87% chất xơ trong cà chua là dạng không hòa tan, ở dạng hemicellulose, cellulose và lignin.
Ăn nhiều cà chua giúp bé tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa ung thư, cải thiện đường trong máu... Tuy nhiên khi cho con ăn cà chua, mẹ lưu ý nên nấu chín cho bé. Tránh việc cho con ăn cà chua sống khiến bé có thể bị đau bụng, đi ngoài hoặc dị ứng.
Cà rốt cũng là một loại rau củ quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Đây là một loại củ có vị ngọt, ngon, giòn... Trong cà rốt có chứa nhiều carotenoid, có thể chuyển hóa thành Vitamin A trong cơ thể. Không những thế, cà rốt còn giàu mangan, vitamin C, và K. Vitamin C trong 1 củ cà rốt trung bình có thể cung cấp 9% lượng vitamin C khuyến cáo dùng hàng ngày. Ăn nhiều thực phẩm này, cơ thể của trẻ sẽ có được sức đề kháng để miễn dịch. Bên cạnh đó thị lực của con cũng phát triển tốt.
Thành phần dinh dưỡng của cải thìa cũng rất giàu có, ví dụ như chất xơ, axit folic, vitamin C, kali, photpho, kẽm... Đặc biệt chất xơ, vitamin C trong cải thìa sẽ giúp trẻ tăng đề kháng, giải nhiệt, trị táo bón, phòng các bệnh như nhiệt miệng... Chất selen trong cà chua góp phần kích thích sự sản sinh tế bào T, đóng vai trò loại trừ các tế bào viêm nhiễm. Nhờ vậy trẻ được bảo vệ khỏi nhiều tác nhân bên ngoài.
Nếu so sánh cùng 1 trọng lượng thì bắp cải chứa gấp đôi vitamin C so với cam quýt. Đây là chất bảo vệ trẻ luôn khỏe mạnh, chống lại được các bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa. Không những thế, vitamin C còn thúc đẩy sự hấp thụ sắt và tham gia vào quá trình sửa chữa mô cũng như chức năng miễn dịch.
Súp lơ không chỉ ngon mà còn giàu chất dinh dưỡng và vitamin. Súp lơ có chứa nhiều chất xơ, giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Nguồn vitamin K và a-xít béo omega 3 có trong súp lơ giúp giảm đau do viêm khớp. Súp lơ có đặc tính kháng viêm làm giảm viêm và giảm đau ở tất cả các khớp trong cơ thể. Ngoài ra thực phẩm này rất giàu hợp chất Glucoraphanin, có khả năng ngăn ngừa sự nhiễm trùng dạ dày gây viêm loét dạ dày, tốt cho sức khỏe đường ruột.
Trong súp lơ còn chứa nhiều folate mà còn được gọi là vitamin B9. Đây là chất không chỉ quan trọng với bé khi còn là bào thai, mà khi con sinh ra đời, chất này cũng rất quan trọng. Tiêu thụ súp lơ giúp khắc phục tình trạng mệt mỏi. Thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhịp nhàng của cơ thể. Không chỉ vậy, súp lơ còn giàu vitamin B, magie, kali và niacin, tốt cho máu...
Đây cũng là thực phẩm tốt cho sức khỏe của trẻ, Trong 100g đậu Hà Lan chứa đến 23-25% chất đạm, 57-60% chất bột đường, 45% chất xơ thô. Ngoài ra đậu Hà Lan còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin và các nguyên tố vi lượng khác như đồng và crom. Những chất này có lợi cho sự tạo máu của trẻ, giúp phát triển xương và não, crom có lợi cho quá trình chuyển hóa đường và chất béo, duy trì chức năng bình thường của insulin, có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của trí não để trẻ thông minh hơn.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn