Kết thúc liệu trình điều trị kháng sinh, người bệnh sẽ gặp nhiều tác dụng phụ như chán ăn, đau mỏi, tiêu chảy... do thuốc đang gây hại cho gan và hệ tiêu hóa. Điều này hoàn toàn không tốt vì số lượng vi khuẩn khỏe mạnh đang dần dần chết đi, và đây là lúc sử dụng những thực phẩm này để phục hồi lại sức khỏe của bạn sau khi dùng kháng sinh .
Men vi sinh hay còn gọi là probiotic giúp bổ sung hệ vi sinh vật “có lợi” cho đường ruột sau khi uống kháng sinh, đặc biệt là các loại kháng sinh liều cao được chỉ định cho một số trường hợp bị nặng. Do kháng sinh đã loại bỏ cả vi khuẩn gây hại lẫn vi khuẩn có lợi, vì vậy men vi sinh sẽ giúp khôi phục lại ruột của bạn như cũ.
Tuy nhiên, bạn nên uống men vi sinh sau khi sử dụng kháng sinh khoảng vài giờ để tối ưu tác dụng. Men vi sinh giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, cải thiện chức năng miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa cho cơ thể.
Một vài lưu ý nhỏ, bạn nên hỏi ý kiến trước của bác sĩ về lượng men vi sinh cần sử dụng và không nên để men vi sinh tiếp xúc lâu với không khí hay pha men vi sinh vào nước sẽ làm giảm hiệu quả.
Sữa chua là loại thực phẩm dinh dưỡng có lợi cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người sau ốm, có vấn đề về đường tiêu hóa, chậm lớn ở trẻ nhỏ, thường xuyên đầy hơi, chướng bụng. Trong sữa chua có hàm lượng probiotic (lợi khuẩn) cực kỳ cao và ăn rất tốt sau khi dùng kháng sinh. Các thành phần có trong sữa chua sẽ làm giảm số lượng có hại cho đường ruột. Đồng thời, sữa chua còn sản sinh nhiều loại kháng sinh đặc biệt để làm chậm quá trình phát triển các vi khuẩn có hại.
Đa số sản phẩm sữa chua đều lên men lactic được chế biến từ sữa bò tươi, sữa bột hoặc sữa động vật đã được tiệt trùng.
Trong Đông y học cổ truyền, tỏi được coi là một loại gia vị quen thuộc với mỗi người Việt Nam từ xa xưa đã được sử dụng như một loại kháng sinh tự nhiên và có thể kháng cả nấm và virus. Trong tỏi có nhiều prebiotics là những carbonhydrat giúp vi khuẩn lợi khuẩn phát triển và sinh sôi trong hệ tiêu hóa.
Còn trong một nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà khoa học trường Đại học Copenhagen Đan Mạch còn cho thấy trong tỏi có hợp chất tên ajoene có khả năng làm yếu các quần thể vi khuẩn gây hại và tăng tăng hoạt động của kháng sinh để bệnh nhân mau lành hơn.
Ngoài ra, tỏi còn có thể giải quyết được một số loại vi khuẩn nguy hiểm thường gặp như trực khuẩn mủ xanh gây nhiễm trùng huyết, tụ cầu vàng gây chốc lở, viêm tủy xương, viêm mô tế bào trên da, viêm phổi, thậm chí nhiễm trùng huyết hay suy đa tạng.
Bản thân cơ thể con người không tiêu hóa được chất xơ, tuy nhiên các vi khuẩn đường ruột lại làm được điều đó. Do đó, chất xơ có thể giúp phục hồi vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh sau một đợt điều trị bằng kháng sinh.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ là: Ngũ cốc nguyên hạt (cháo, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt), quả hạch, hạt mầm, đậu lăng, quả mọng, bông cải xanh, đậu Hà Lan, chuối, Atiso.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực phẩm có chứa chất xơ không chỉ có khả năng kích thích sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh trong ruột mà còn có thể làm giảm sự phát triển của một số vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, chất xơ có thể làm chậm thời gian tiêu thụ thức ăn của dạ dày từ đó làm chậm tốc độ hấp thụ thuốc. Do đó, không nên ăn thực phẩm giàu chất xơ trong thời gian đầu dùng thuốc mà nên bổ sung chất xơ sau khi đã ngừng uống kháng sinh.
Dầu dừa không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có chức năng hỗ trợ điều trị một số triệu chứng bệnh. Trong dầu dừa không chứa những hóa chất có thể gây nên phản ứng phụ và độc hại, điều này hơn hẳn một số thuốc điều trị bệnh.
Không giống như các kháng sinh thông thường mà có sẵn trong các nhà thuốc, dầu dừa tinh khiết có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại hầu hết tất cả các loại sinh vật gây hại. Các loại thuốc kháng sinh nhất định thường được thiết kế để giết chỉ một loại vi khuẩn cụ thể. Trong dầu dừa tinh khiết có khoảng trên 50% là acid lauric chống được vi khuẩn, kháng được virus và chống nấm tại mức độ nhẹ, cung cấp kháng sinh để tránh khỏi vi trùng và nhiễm trùng.
Ca cao là một thực phẩm nữa có thể ăn sau khi uống kháng sinh. Nó chứa polyphenol chống oxy hóa có tác dụng lợi khuẩn có lợi đối với hệ vi sinh vật đường ruột. Đây là một số ít thực phẩm không chứa chất xơ nhưng cũng có thể hỗ trợ sự phát triển Probiotic lợi khuẩn của đường ruột.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các polyphenol trong cacao cũng làm tăng các vi khuẩn lành mạnh như lactobacillus và bifidobacteria trong ruột và giảm một số vi khuẩn không tốt như clostridia và những vi khuẩn khác.
Những người uống kháng sinh bị đau dạ dày có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu probiotic như ca cao sau đợt điều trị để hỗ trợ phục hồi chức năng của hệ thống tiêu hóa.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn