6 lỗi phổ biến trong thiết lập ngân sách tài chính cá nhân và cách tránh sai lầm này

20:14 | 13/03/2021;
Trước khi bắt đầu lập ngân sách tài chính cá nhân, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bạn không mắc một trong những lỗi lập ngân sách phổ biến này.

Một trong những lý do khiến nhiều người không tuân theo ngân sách của mình là vì họ không thể làm cho ngân sách phù hợp với nhu cầu của họ.

Bài viết này sẽ đề cập đến một số sai lầm lập ngân sách phổ biến nhất mà mọi người mắc phải và cách tránh chúng! Bạn có đang mắc một trong những sai lầm về ngân sách hàng đầu này không?

6 lỗi phổ biến trong thiết lập ngân sách tài chính cá nhân và cách tránh những lỗi sai này - Ảnh 1.

Bắt đầu lập ngân sách là một điều tuyệt vời giúp bạn hoạch định tài chính tốt hơn, nhưng làm thế nào để tránh được những lỗi sai trong lập ngân sách? Ảnh minh họa

1. Không viết ngân sách ra

Đây là một trong những sai lầm ngân sách lớn nhất mà mọi người mắc phải. Nếu bạn đang băn khoăn không biết tất cả tiền của mình đã đi đâu vào cuối tháng, thì bạn cần có ngân sách. Ngay cả khi bạn có một ý tưởng khá tốt về số tiền bạn kiếm được và chi tiêu, bạn vẫn cần có ngân sách.

Bất kể bạn nghĩ rằng bạn có thể lập ngân sách tốt đến mức nào trong đầu, sẽ luôn có một khoản chi phí mà bạn quên đi. Việc tạo ngân sách không phải là thú vị, nhưng tiếp tục sống trong cảnh giàu đầu tháng nghèo cuối tháng cũng không vui vẻ gì.

6 lỗi phổ biến trong thiết lập ngân sách tài chính cá nhân và cách tránh những lỗi sai này - Ảnh 2.

Viết ra ngân sách có thể giúp bạn xử lý tài chính tốt hơn và đạt được mục tiêu của mình. Thêm vào đó, mọi người có nhiều khả năng theo sát ngân sách hơn khi họ thấy nó được viết ra trên giấy hay các ứng dụng tài chính. Ảnh minh họa

2. Lập ngân sách không thực tế

Chìa khóa để bám sát ngân sách của bạn là làm cho nó thực tế. Nếu bạn cố gắng ngân sách 4 triệu cho thực phẩm để nuôi một gia đình bốn người, bạn sẽ thất bại. Những sai lầm về ngân sách phổ biến như thế này có thể khiến bạn cảm thấy thất vọng khi quản lý tiền bạc.

Nếu bạn ở độ tuổi ngoài 20, bạn sẽ thường đi uống nước với bạn bè. Đảm bảo lập kế hoạch cho việc này bằng cách đưa những chi phí này vào ngân sách của bạn. Mặc dù không phải là một ý tưởng hay nếu bạn đang cố gắng tiết kiệm tiền hoặc trả hết các khoản vay sinh viên, nhưng bạn nên dành một ngân sách thực tế cho những buổi đi chơi với bạn bè.

Tạo ngân sách hợp lý sẽ có thể khiến bạn cảm thấy dễ dàng hơn khi đi đúng hướng và bám sát kế hoạch của mình.

3. Quên theo dõi và điều chỉnh chi tiêu của bạn

Nhiều người viết ra ngân sách cho việc chi tiêu và tiết kiệm của mình nhưng lại quên theo dõi chi tiêu của mình. Nếu bạn không biết tiền của mình đang đi đâu, thì có nghĩa là ngân sách của bạn không mang lại lợi ích gì cho bạn. Đây là một trong những sai lầm lập ngân sách phổ biến nhất.

Để giúp việc này bớt nhàm chán và trở nên dễ dàng hơn, bạn hãy dành vài phút cuối ngày để ghi lại các chi tiêu để giúp bạn bám sát ngân sách và kiểm soát tài chính của mình tốt hơn. Sau mỗi lần theo dõi chi tiêu, bạn sẽ phát hiện ra những khoản mình nên cắt giảm bớt mà bạn đang lãng phí.

6 lỗi phổ biến trong thiết lập ngân sách tài chính cá nhân và cách tránh những lỗi sai này - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Nếu bạn chưa quen với việc lập ngân sách, bạn có thể chỉ cần theo dõi chi tiêu của bạn trong tháng đầu tiên. Điều này sẽ giúp bạn có ý tưởng về ngân sách cho các tháng tiếp theo.

4. Quên ngân sách cho những chi phí theo mùa và một lần

Bạn có thể dễ dàng quên các khoản cần liệt kê trong ngân sách như quà sinh nhật của mẹ, chi tiêu ngày lễ, cắt tóc hoặc hóa đơn internet trong ngân sách của mình. Nếu không có kế hoạch phù hợp, những khoản chi này có thể làm tổn hại đến tài chính của bạn khi đã đến lúc phải chi trả.

Để tránh các khoản chi tiêu bất ngờ, hãy ghi tất cả các khoản thanh toán hóa đơn, các sự kiện, sinh nhật và kỳ nghỉ của mình trên lịch để theo dõi các khoản chi phí theo mùa.

Để lập ngân sách cho các khoản chi tiêu lớn hàng năm, bạn có thể chia số tiền bạn cần trả cho 12 và dành số tiền này mỗi tháng.

5. Không có ngân sách cho quỹ khẩn cấp

Mọi ngân sách thành công đều cần một quỹ khẩn cấp. Bất kể bạn có tổ chức như thế nào, những chi phí không mong muốn có thể xảy ra, chẳng hạn như sửa chữa xe hơi, chi phí y tế, cấp cứu thú y, v.v.

Có một quỹ khẩn cấp có thể giúp bạn không thêm nợ hoặc làm tiêu ngân sách của mình. Bạn nên dành ra một khoản tiền cho mỗi lần nhận lương và đặt khoản này vào khoản tiết kiệm khẩn cấp của bạn. Hãy coi quỹ khẩn cấp của bạn như một khoản chi tiêu. Điều này sẽ giúp bạn có thói quen bỏ tiền vào đó hàng tháng.

6 lỗi phổ biến trong thiết lập ngân sách tài chính cá nhân và cách tránh những lỗi sai này - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Khi bạn đã dành ra 3-6 tháng chi phí sinh hoạt xứng đáng, thì bạn có thể xem xét lại số tiền bạn cần phải đóng góp. Có một quỹ khẩn cấp có thể giúp bạn xử lý các tình huống tài chính căng thẳng dễ dàng hơn.

6. Không lập ngân sách trả nợ

Chắc chắn rằng bạn có thể trả hết nợ mà không cần phải có bất kỳ chiến lược nào, nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn so với việc có kế hoạch rõ ràng cho chúng. Đây là một trong những sai lầm lập ngân sách phổ biến nhất.

Bạn có thể liệt kê những khoản nợ nhỏ nhất và điền vào bảng ngân sách, sau đó chia nhỏ các khoản nợ lớn ra theo mức bạn có thể chi trả và điền vào các tháng sau đó. Cách này sẽ giúp bạn nhanh chóng thanh toán hết số dư nợ hiện tại.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn