Tư duy logic là công cụ tốt nhất để chúng ta đưa ra giải pháp giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên, trong tâm lý học, logic học vẫn tồn tại các nghịch lý - những tình huống khó xử, tiến thoái lưỡng nan mà các chuyên gia cũng chưa chắc giải thích được. Những nghịch lý còn tồn tại này sẽ là bài kiểm tra tâm trí, tư duy của chúng ta. Và việc phân tích, lý giải và đưa ra các giải pháp sẽ là một mê cung dẫn con người đến gốc rễ của vấn đề. Hãy thử "tập thể dục" cho bộ não bằng cách tìm hiểu một số nghịch lý nổi tiếng nhất sau nhé:
Nghịch lý này còn được gọi là "nghịch lý Hempel" vì được nêu ra đầu tiên nhà triết học Carl Hempel. Mục tiêu của ông là chứng minh rằng khi các sự kiện trùng hợp diễn ra càng nhiều, khớp theo thời gian với các điều kiện của một lý thuyết, thì niềm tin của chúng ta vào lý thuyết này sẽ tăng lên. Để minh họa cho lập luận của mình, ông đưa ra một ví dụ: "Tất cả các con quạ đều có màu đen".
Nếu chúng ta kiểm tra hàng triệu con quạ, chúng ta sẽ thấy rằng chúng đều màu đen. Vì vậy, càng nhìn thấy nhiều con quạ đen, chúng ta sẽ ngày càng tin vào lý thuyết nói "Mọi con quạ đều đen" là một tuyên bố đúng. Khi nhìn vào quả táo, vì nó màu đỏ, nó "không phải quạ" nên suy nghĩ "mọi con quạ đều đen" càng được củng cố. Thực tế, trên đời vẫn có loài quạ trắng, dù rất hiếm.
Trên hòn đảo Crete của Hy Lạp cổ đại, một người tên là Epimenides nói rằng tất cả những người Crete đều là những kẻ dối trá. Đó có vẻ như là một câu nói đơn giản, nhưng lại ẩn chứa một nghịch lý quanh quẩn không lối thoát.
Nếu cho rằng rằng người Crete đều nói dối, thì Epimenides - người cũng là dân Crete lại nói thật và nhận định trở thành sai.
Thế nhưng lập luận "tất cả người Crete đều là kẻ nói dối" cũng không thể sai, vì nếu nó sai, Epimenides đã nói dối. Vậy rốt cuộc Epimenides đã nói dối hay nói thật?
Nghịch lý xã hội này được đề xuất bởi Jerry B. Harvey trong cuốn sách Nghịch lý Abilene và những suy ngẫm khác về quản lý. Nhà tâm lý học lấy ví dụ một gia đình gồm một cặp vợ chồng và con rể của họ đang chơi cờ domino trước hiên nhà của họ.
Người cha vợ đề nghị đến Abilene, một thị trấn cách nơi họ ở 50 dặm. Người vợ ủng hộ, mặc dù bà ấy không thích lắm vì trời đang nắng nóng. Tuy nhiên bà vẫn nói vậy vì tin rằng sẽ không ai đồng ý với mình. Thế nhưng người con rể cũng chấp nhận vì cho rằng mẹ vợ muốn đi nên họ lên đường.
Đúng như dự đoán của người vợ, đó là một chuyến đi dài, nóng nực và mệt mỏi. Cả nhà quyết định về nhà sau vài giờ. Trên đường trở về, người vợ nói với giọng mỉa mai rằng chuyến đi không phải là một ý kiến hay. Người con rể trả lời rằng anh chỉ đồng ý đi để làm vui lòng mẹ vợ. Còn người chồng nói rằng ông ấy đề xuất chuyến đi vì thấy mọi người đều có vẻ đang chán chứ cũng không hề muốn đi.
Họ hoang mang không hiểu tại sao lại cùng nhau thực hiện một hành động mà không ai muốn thực hiện. Với tình huống khó xử này, Harvey cố gắng giải thích vì sao một số tình huống có thể buộc chúng ta làm những việc không theo ý muốn của mình.
Tình huống khó xử này còn được gọi là nghịch lý của du hành thời gian và được tác giả khoa học viễn tưởng René Barjavel nêu ra vào năm 1944 trong cuốn tiểu thuyết Future Times Three của ông. Ông đặt giả thiết rằng một người đàn ông du hành về quá khứ và giết ông nội của mình, tức cha của cha ruột của mình.
Thế nhưng nếu ông nội của người đó đã mất trong quá khứ, thì người này rõ ràng không bao giờ có thể được thụ thai. Và nếu người này đã không được sinh ra, vậy ai là người quay về quá khứ giết ông nội?
Đây là nghịch lý do nhà bác học Albert Einstein đề xuất để giải thích thuyết tương đối, xác định rằng phép đo thời gian không phải là tuyệt đối vì nó phụ thuộc vào chuyển động và góc nhìn của người xem. Nghịch lý liên quan đến câu chuyện của 2 anh em sinh đôi. Một người đi du hành vũ trụ giữa các vì sao với tốc độ cao, trong khi người kia ở lại Trái đất trong khoảng 20 năm.
Dự đoán cho thấy rằng người ở nhà sẽ già đi nhanh hơn nhờ sự giãn nở của thời gian. Nói cách khác, anh ta sẽ nhận thức thời gian trôi chậm hơn. Người còn lại trở về sau khi du hành vũ trụ sẽ trông trẻ hơn vì sau khi di chuyển với tốc độ cao, có vẻ như thời gian sẽ trôi qua nhanh hơn. Và tất cả những điều này cho thấy thời gian là tương đối.
Tình huống khó xử này được sử dụng để tiết lộ các vấn đề logic liên quan đến những gì chúng ta chưa biết, nhưng vẫn có ý tưởng về những gì có thể xảy ra. Điều nghịch lý được minh họa bằng câu chuyện về một con cá sấu giành lấy một đứa trẻ khỏi vòng tay của mẹ nó. Con cá sấu hứa với người phụ nữ rằng nó sẽ chỉ trả lại con trai nếu cô ấy đoán được nó sẽ làm gì với cậu bé.
Người mẹ trả lời rằng nó sẽ ăn thịt anh ta, tạo ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho cá sấu. Nếu cá sấu quyết định ăn thịt đứa trẻ, nó sẽ phá vỡ lời hứa của nó, bởi vì bà mẹ đã đoán được, và sau đó theo lời hứa, nó sẽ phải trả lại con trai cho cô. Nếu cá sấu quyết định giao con, bà mẹ có thể sai, nhưng bà vẫn sẽ cứu được con mình.
Nguồn: Bright Side
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn