Viêm tiểu phế quản thường gây ra bệnh nhẹ, nhưng các trường hợp nghiêm trọng có thể tiến triển thành suy phổi. Hơn nữa, khi trẻ bị bệnh thường sẽ chán ăn, do đó, cha mẹ nên có chế độ chăm sóc và điều trị tốt cho con để giúp con hồi phục nhanh hơn cũng như phòng tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn. Vậy trẻ bị viêm tiểu phế quản nên ăn gì? Trẻ bị viêm tiểu phế quản nên kiêng gì?
Trẻ bị viêm tiểu phế quản ăn gì tốt? Dưới đây là 6 loại thực phẩm hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và giúp trẻ nhanh hồi phục hơn khi bị viêm tiểu phế quản.
Gừng là một loại gia vị có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với các bệnh về phổi. Gừng có tác dụng làm giảm tình trạng tắc nghẽn và là một chất chống oxy hóa và kháng khuẩn mạnh, gừng rất tuyệt vời để tăng cường khả năng miễn dịch và duy trì phổi khỏe mạnh.
Bạn có thể thêm một chút gừng vào các món ăn của bé hoặc cho trẻ uống vài ngụm trà gừng mỗi ngày. Lưu ý, tránh cho bé ăn quá nhiều vì có thể gây nóng và ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Trẻ bị viêm tiểu phế quản nên ăn gì? Thực phẩm tiếp theo cha mẹ có thể bổ sung thêm vào chế độ ăn uống của trẻ bị viêm tiểu phế quản là nghệ.
Nghệ được biết đến có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị viêm phế quản và viêm tiểu phế quản. Curcumin có trong nghệ có tác dụng giảm viêm mà viêm ở đường hô hấp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó thở và tắc nghẽn. Bằng cách giảm viêm, nghệ có thể làm dịu tác động của viêm phế quản. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào trực tiếp kiểm tra vấn đề này.
Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng chống vi-rút và vi khuẩn, điều này có thể làm giảm tác động của các bệnh do những loại vi-rút này gây ra.
Cũng như gừng, cha mẹ có thể cho một chút tinh bột nghệ vào các món ăn phù hợp với bé, chẳng hạn như súp, sữa tươi.
Táo có chứa một số chất chống oxy hoá thuộc nhóm flavonoid như quercetin, catechin, epicatechin, procyanidin, phloridzin, axit coumaric, axit chlorogenic và axit gallic. Đây là những chất có thể thúc đẩy chức năng phổi và giảm viêm ở đường thở.
Do đó, khi bổ sung táo vào chế độ ăn của trẻ sẽ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng liên quan đến viêm ở đường thở và bảo vệ phổi khoẻ mạnh hơn.
Cha mẹ có thể bổ sung táo vào chế độ ăn uống của con theo nhiều cách như làm nước ép, ăn thô nhưng cần lưu ý khi ăn cần bỏ hạt táo vì chúng có chứa độc tố có thể gây ngộ độc.
Củ cải đường có lợi cho chức năng của phổi, đặc biệt lá củ cải đường chứa nhiều magiê, kali, vitamin C và chất chống oxy hóa carotenoid — tất cả đều cần thiết cho sức khỏe phổi.
Bạn có thể xay củ cải đường nấu cùng cháo, nấu canh củ cải đường... để giúp trẻ dễ dàng ăn loại thực phẩm này hơn.
Tỏi là một loại gia vị có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi-rút và kháng nấm nhờ có chứa các hợp chất lưu huỳnh như allicin. Hơn nữa, tỏi có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp và làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Đặc biệt, tỏi còn có tác dụng làm loãng chất nhầy, giúp dễ dàng "tống" chất nhầy ra khỏi phổi.
Để bổ sung tỏi vào chế độ ăn uống của trẻ, cha mẹ có thể xay nhỏ tỏi và kết hợp vào cùng một số món ăn phù hợp.
Các loại rau lá xanh như bắp cải, rau bina và rau diếp thường có chứa carotenoid, sắt, kali, canxi và vitamin. Các chất dinh dưỡng này có đặc tính chống viêm và chống oxy hoá có thể bảo vệ phổi và phòng ngừa viêm phổi cũng như giúp tăng cường miễn dịch khi trẻ bị ốm.
Thêm các loại rau này vào chế độ ăn của trẻ bằng cách thêm rau vào súp, canh, xay nấu cùng cháo...
Bên cạnh vấn đề trẻ bị viêm tiểu phế quản nên ăn gì? Trẻ bị viêm tiểu phế quản nên kiêng gì cũng là vấn đề được cha mẹ quan tâm.
Để hỗ trợ quá trình điều trị và hồi phục của trẻ khi bị viêm tiểu phế quản hiệu quả hơn, cha mẹ nên tránh cho trẻ ăn những thực phẩm sau:
Nitrit được sử dụng trong quá trình chế biến và bảo quản thịt ướp muối có thể gây viêm và căng thẳng cho phổi. Thịt xông khói, giăm bông, thịt nguội và xúc xích đều thuộc loại thịt chế biến.
Ngoài thịt chế biến sẵn, cha mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ vì loại thực phẩm này cũng gây viêm và giảm sức đề kháng của trẻ.
Thực phẩm nhiều đường có thể gây viêm cho cơ thể và làm giảm khả năng hồi phục sức khoẻ khi cơ thể bị ốm. Hơn nữa, theo Webmd, một nghiên cứu cho thấy những người lớn uống hơn năm loại nước ngọt có đường mỗi tuần có nhiều khả năng bị viêm phế quản dai dẳng hơn và trẻ em có nhiều khả năng bị hen suyễn hơn. Điều này cho thấy đường ảnh hưởng đến hệ hô hấp theo nhiều cách.
Ăn nhiều muối có nhiều khả năng bị viêm phế quản hoặc viêm tiểu phế quản lâu dài hơn. Đặc biệt, trẻ em ăn quá nhiều thực phẩm có muối cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính sau này như tăng huyết áp, béo phì, tim, đột quỵ.
Ngoài chế độ ăn uống, khi trẻ bị viêm tiểu phế quản, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp khác giúp quá trình điều trị diễn ra hiệu quả hơn:
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
- Vệ sinh mũi cho bé thường xuyên
- Bổ sung nhiều chất lỏng cho trẻ như sữa, nước, nước ép...
- Giữ cho không khí trong nhà trong lành, không có khói hoặc hoá chất
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn
Trên đây là những thông tin về vấn đề trẻ bị viêm tiểu phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì? Khi thấy trẻ có những triệu chứng như ho, thở khò khè hoặc khó thở, nghẹt mũi, sốt thì cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện thăm khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn