Thời tiết lạnh, tắm nước nóng không chỉ có thể làm ấm cơ thể mà còn giúp thư giãn và giảm mệt mỏi trong cả ngày. Tuy nhiên nếu tắm nước quá nóng hay quá lâu thì khi bước ra khỏi phòng tắm có thể trở thành "thảm họa" với một số người.
Trên thực tế, về mặt sức khỏe, bác sĩ chỉ ra rằng tắm thực sự là một thử thách lớn đối với huyết áp và nhịp tim, sự chênh lệch nhiệt độ do nhiệt độ phòng và nhiệt độ nước mang lại có thể khiến huyết áp dao động đột ngột, thậm chí có thể gây đột quỵ.
Bác sĩ lão khoa Zhang Shunqin - từng là trưởng Khoa Lão khoa, Bệnh viện Chengda, thành phố Đài Nam, Đài Loan (Trung Quốc) chia sẻ trong chương trình "Sức khỏe 2.0" rằng ông từng gặp một bệnh nhân nữ khoảng 70 tuổi tại phòng khám ngoại trú, vì gần đây mặt bà đỏ bất thường nên đi khám. Ông yêu cầu bệnh nhân về nhà và quan sát trong một tuần, ghi lại thời gian bà bị đỏ mặt và đo huyết áp thường xuyên.
Một tuần sau, bệnh nhân quay lại phòng khám và nói rằng sau khi tắm, mặt bắt đầu bị đỏ. Hơn nữa, cứ tắm xong mà đo huyết áp thì đều thấy trên 180 mmHg.
Sau khi tìm hiểu, bác sĩ biết rằng bệnh nhân thích tắm nước thật nóng khi trời lạnh, kết quả là khi vừa bước ra khỏi phòng tắm, huyết áp của bà tăng vọt, mặt đỏ bừng khi tiếp xúc với với không khí lạnh bên ngoài.
Mặt đỏ sau khi tắm có thể là dấu hiệu huyết áp tăng cao sau khi tắm nước quá nóng. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ gia đình He Yicheng - thành viên của Hiệp hội Y học Chống lão hóa Thế giới cũng chia sẻ từng gặp một bệnh nhân nam 46 tuổi bị tăng huyết áp rất chăm chỉ uống thuốc và kiểm tra huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nhờ vậy, huyết áp của anh luôn được kiểm soát ổn định ở khoảng 136/86mmHg.
Khi thời tiết trở lạnh, anh tắm nước ấm thấy huyết áp giảm nhẹ xuống 126/80mmHg nên cho rằng tắm nước nóng có thể giúp kiểm soát huyết áp. Vì vậy, ngày nào anh cũng tắm nước thật nóng ấm. Kết quả sau nhiều ngày, huyết áp của nam bệnh nhân tăng vọt lên 160/96 mmHg sau khi tắm.
Bác sĩ He Yicheng giải thích rằng tắm nước nóng vừa phải có thể giúp máu lưu thông thuận lợi hơn và thực sự có thể cải thiện tình trạng huyết áp cao. Nhiều nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng khi nhiệt độ nước từ 38 đến 40 độ C, huyết áp có thể giảm khoảng 10mmHg.
Tuy nhiên, một khi nhiệt độ nước vượt quá 42°C có thể gây tác dụng ngược, bác sĩ người Nhật Bản Nobuya Hayasaka từng chỉ ra rằng sự kích thích của nước nóng trên 42°C sẽ gây hưng phấn thần kinh giao cảm, thúc đẩy huyết áp, cơ bắp bị cứng lại và ức chế dạ dày.
Ngoài ra, bác sĩ He Yicheng cho biết, thêm sau khi tắm nước nóng và bước ra môi trường ngoài có nhiệt độ thấp hơn, da tiếp xúc với nhiệt độ thấp trong thời gian ngắn dẫn đến co mạch, thần kinh tự chủ căng thẳng, huyết áp tăng nhanh. Vì vậy, khi trời lạnh, tốt nhất bạn nên khống chế nhiệt độ nước tắm trong khoảng 38-40 độ C để cơ thể và tinh thần được thư giãn, tránh huyết áp tăng đột ngột.
1. Cao huyết áp gây đột quỵ, bóc tách động mạch chủ
Bác sĩ phẫu thuật tim mạch Zhang Ruizhi, trưởng khoa Phẫu thuật tại Bệnh viện Hualien Tzu Chi, thành phố Hoa Liên, Đài Loan giải thích rằng trước và sau khi tắm vào mùa đông, cơ thể con người tiếp xúc với không khí lạnh, các lỗ chân lông và vi mạch xung quanh sẽ co lại, khiến huyết áp tăng lên. Nếu huyết áp tăng quá cao, mạch máu có thể bị vỡ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như bóc tách động mạch chủ, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Do đó, vào mùa đông thường xảy ra những trường hợp đột tử, đột quỵ trong phòng tắm do bóc tách động mạch chủ hơn so với mùa hè.
Những trường hợp đột quỵ, ngất xỉu trong phòng tắm thường dễ xảy ra vào mùa đông. (Ảnh minh họa)
2. Huyết áp thấp
Bác sĩ He Yicheng cho biết, nếu bạn tắm trong thời gian dài và nhiệt độ nước cao, thay đổi tư thế đột ngột từ đứng sang ngồi hay ngược lại có thể gây ra tình trạng khó thở. tụt huyết áp ngay lập tức, gây chóng mặt, suy nhược và té ngã.
3. Tăng gánh nặng cho tim
Khi tắm, các mạch máu trên lớp biểu bì của cơ thể sẽ giãn ra do tản nhiệt, dẫn đến giảm sức cản thành mạch, lượng máu chảy đến biểu bì nhiều, lưu lượng máu về tim giảm, dẫn đến thiếu máu cục bộ, tăng gánh nặng cho tim, có thể khiến người bệnh cảm thấy tức ngực, khó chịu.
Nếu bạn đứng dậy đột ngột vào lúc này, máu ở phần trên cơ thể sẽ nhanh chóng dồn xuống phần dưới, khiến cơ thể ngay lập tức rơi vào tình trạng thiếu máu cục bộ, tim không thể bơm huyết áp kịp thời, động mạch vành bị thiếu oxy, và thậm chí có thể gây nhồi máu cơ tim.
1. Điều chỉnh nhiệt độ môi trường để tránh chênh lệch nhiệt độ quá cao
Nhiều rủi ro khi tắm có liên quan đến sự thay đổi nhiệt độ tức thời, vì vậy rằng trước khi tắm và cởi quần áo, bạn có thể rửa tường và sàn phòng tắm bằng nước nóng để tăng nhiệt độ môi trường. Sau khi tắm xong nên vào phòng kín, ấm để mặc quần áo, tránh để cơ thể tiếp xúc với không khí lạnh bên ngoài, có thể gây ngất hoặc cảm lạnh do chênh lệch nhiệt độ.
2. Tắm từ chân lên đến đầu
Khi tắm, bạn có thể xả nước ở chân trước, để các bộ phận cơ thể ở xa tim làm quen với nhiệt độ nước trước và sau đó mới xả nước dần lên trên, đi đến trung tâm của cơ thể.
Nên tắm từ dưới chân lên đầu thay vì từ trên đầu xuống dưới. (Ảnh minh họa)
3. Nhóm nguy cơ cao nên báo với người nhà khi đi tắm
Người già hoặc người mắc bệnh tim, huyết áp có thể báo cho người nhà trước khi đi tắm. Y tá Huang Huimin nhắc nhở rằng các nhóm có nguy cơ cao nên nói với người nhà trước khi đi tắm, để người nhà tính toán thời gian tắm, có thể kiểm tra kịp thời nếu không may xảy ra tai nạn.
4. Mực nước trong bồn tắm không được quá cao và thời gian không được quá lâu
Nhiều người vào mùa đông thích ngâm mình trong bồn nước nóng nhưng bác sĩ He Yicheng nhắc nhở rằng khi một người ngồi trong bồn tắm, mực nước không được cao hơn tim, thời gian tắm không quá 10 phút.
5. Uống một cốc nước trước và sau khi tắm
Đổ mồ hôi khi tắm có thể làm giảm lượng nước trong cơ thể, khi cơ thể thiếu nước, lượng máu sẽ giảm theo để bù đắp lượng máu đã mất. Nếu không có nước, các mạch máu bình thường ban đầu sẽ bắt đầu co lại, khiến huyết áp tăng lên. Do đó, bạn có thể uống một cốc nước ấm trước khi tắm để đảm bảo đủ nước cho cơ thể trong quá trình tắm. Sau khi tắm, uống thêm một cốc nước có thể bổ sung lượng nước đã mất trong quá trình tắm.
Nên uống 1 cốc nước trước và sau khi tắm để cơ thể luôn đủ nước. (Ảnh minh họa)
6. Hai thời điểm không nên tắm
Mọi người không nên tắm hoặc ngâm mình trong bồn tắm ngay lập tức nếu cơ thể quá mệt mỏi hoặc vừa tập thể dục xong. Bác sĩ giải thích rằng do huyết áp cao, tim đập nhanh và trạng thái phấn khích ngay sau khi tập thể dục, tốt nhất nên nghỉ ngơi từ nửa giờ đến một giờ trước khi tắm; để cơ thể ổn định lại.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn