Theo chị Nancy Nguyễn - Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân NetViet International chia sẻ, khi nói về bệnh tự kỷ, thông thường mọi người sẽ nghĩ điều đó chỉ xẩy ra với trẻ em. Nhưng thực tế, trên thế giới hiện nay rất nhiều trường hợp bị tự kỷ khi đã ở tuổi trưởng thành và đặc biệt là độ tuổi từ 15 – 20. Vậy để tìm hiểu về những người mắc bệnh tự kỷ và khuyến khích họ hoà nhập với cộng đồng và đặc biệt phát huy nội lực tiềm năng trong mỗi con người để họ phát huy khả năng, thích nghi với xã hội đồng thời có thể khởi nghiệp.
Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân NetViet International đã đưa ra 6 ý tưởng để khám phá tiềm năng của những người tự kỷ và khuyết tật:
1/ Tạo môi trường để người tự kỷ khai phá khả năng tiềm ẩn trong mỗi cá nhân, thông qua đó chúng ta có thể nhận biết cá nhân đó thuộc vào diện tự kỷ nào để gia đình sẽ có những định hướng chuyên sâu vào lĩnh vực đó.
2/ Có một số người khuyết tật – tự kỷ có khả năng nghệ thuật rất cao, họ có thể sáng tác ra những bức tranh có trí tưởng tượng siêu nhiên mà một số người thường không bắt nhịp kịp. Ngoài ra, cũng có một số người có thể nghiên cứu sâu vào lĩnh vực công nghệ như sửa chữa máy tính, bởi vì những người này có thể ngồi nghiên cứu, tìm tòi vào từng chi tiết một cách kỹ càng và rõ ràng. Còn một số người lại có thể tạo ra những sản phẩm thủ công khá bắt mắt và tiện dụng. Tạo môi trường để người tự kỷ và khuyết tật thử sức, khám phá khả năng bản thân thông qua môi trường tìm hiểu này để đưa định hướng đúng đắn cho sự phát triển.
3/ Sau khi đã khám phá và tìm hiểu kỹ về khả năng của họ, thì gia đình nên giúp họ nghiên cứu sâu vào lĩnh vực đó và thông qua việc tìm những người giỏi chuyên môn giúp họ tiếp thu thêm những kiến thức trong lĩnh vực đã chọn và bổ sung thêm các kiến thức nhất định khác cần bổ sung. Việc làm này không thể vội, cần cân nhắc thời điểm đưa vào cho phù hợp.
4/ Khả năng đội, nhóm của người tự kỷ khá kém, họ thường thích làm những công việc một mình nên việc giao tiếp sẽ bị hạn chế. Vì vậy, bố mẹ, người thân, bác sỹ tâm lý hay các liệu pháp trị liệu sẽ luôn phải song hành với một tính kiên trì cao. Vậy việc tạo ra các thành quả và lợi nhuận rất cần đến người xung quanh giúp đỡ và định hướng. Tránh việc kỳ thị, xoá bỏ những suy nghĩ kỳ thị đối với những người có căn bệnh này.
5/ Tâm lý và quan tâm đúng cách của gia đình và những người xung quanh là điều cần thiết và không thể thiếu. Luôn động viên, yêu thương, chia sẻ, đặc biệt là khuyến khích họ về những thành quả hay sản phẩm họ đã tạo ra. Họ là những người cần được quan tâm hơn người khác. Để được sống bình đẳng, để được can thiệp kịp thời và đáp ứng các nhu cầu đặc biệt để có thể tạo ra thu nhập có thể nuôi sống bản thân thì đối với những người tự kỷ luôn luôn cần có sự song hành của gia đình và xã hội để giúp họ lấp đầy những phần còn thiếu. Thông qua đó có thể giúp họ hoà nhập với xã hội.
6/ Sử dụng các liệu pháp tân tiến. Hiện nay, trên thế giới sử dụng các biện pháp can thiệp vào quá trình điều trị về tư duy như: ABA (phân tích hành vi ứng dụng), PECS (phương pháp giáo dục trẻ tự kỷ hiệu quả bằng hình ảnh), TECCH... Những phương pháp này kết hợp giữa luyện tập tâm trí và điều hoà các giác quan sẽ giúp bình ổn tâm trạng, khai thông trí não. Đây cũng là phương pháp giúp người mắc bệnh tự kỷ và khuyết tật có cái nhìn đúng hướng và sẽ hoà nhập chung cùng xã hội.
Bệnh tự kỷ là một căn bệnh không còn xa lạ với mọi người Khi phát hiện ra triệu chứng tự kỷ của người thân, chúng ta nên đối mặt và đừng ngại ngùng đưa họ đến gặp các bác sỹ. Việc điều trị và đưa ra phương pháp điều trị sớm sẽ giúp người tự kỷ có cơ hội điều trị và quay trở lại đúng hướng với quỹ đạo của xã hội. Các cơ quan chức năng cũng cần có thêm những quy chế giúp cho người tự kỷ có những môi trường làm việc, học hỏi chuyên môn. Và xa hơn nữa có thể đưa ra các dự án giúp cho người tự kỷ và khuyết tật tạo ra lợi nhuận để nuôi sống bản thân và trở thành người có ích cho xã hội".
– Nancy Nguyễn - Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân NetViet International
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn