Các bước sau đây sẽ giúp 2 bạn tránh được các xung đột tài chính và xây dựng một mối quan hệ vợ chồng tốt đẹp bền lâu.
Nói chuyện
Bạn và người ấy cần ngồi lại với nhau, ít nhất mỗi tháng 1 lần để thảo luận về các vấn đề tài chính. Việc này sẽ giúp xây dựng một nền tảng vững chắc cho các quyết định tài chính của bạn. 2 bạn cần đồng thuận, tin tưởng nhau.
Bạn chưa từng thảo luận vấn đề này với “nửa kia” ư? Hãy bắt đầu bằng việc chọn thời gian phù hợp để cuộc nói chuyện giữa 2 bạn không bị gián đoạn, có thể là tối Chủ nhật sau khi các con đã đi ngủ. Bạn cũng nên báo trước cho bạn đời để chuẩn bị tinh thần, tránh khiến vợ/chồng rơi vào thế bị động.
Xác định mục tiêu
Hãy bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách xác định rõ mục tiêu cho gia đình. 3 mục tiêu mà bạn ưu tiên là gì? Hãy nói cụ thể, ví dụ như: Trả tiền nhà trong 5 năm; Mỗi tháng tiết kiệm 2 triệu đồng; Trả xong nợ trong 1 năm rưỡi; Lập quỹ cho các trường hợp khẩn cấp. Các mục tiêu này cần cụ thể, có con số rõ ràng, khả thi và phải được sự đồng thuận của cả 2 vợ chồng.
Lập kế hoạch cụ thể
Lập mục tiêu rồi để đấy thì không bao giờ thành hiện thực được, bạn cần có các kế hoạch thực hiện chúng. Các bước bạn cần làm là gì? Kiếm thêm tiền? Giảm chi tiêu? Bỏ ống heo? Hãy nêu chi tiết các việc mà cả 2 cần làm và viết lại để hành động.
Ghi lại những khoản chi tiêu
Nếu không biết mình kiếm được bao nhiêu và tiêu vào việc gì thì bạn khó có thể tính được khi nào và bằng cách nào mình thực hiện được các mục tiêu đã đặt ra. Hiện có rất nhiều cách giúp bạn tính toán các khoản này: Dùng exel, sổ tay, hay các ứng dụng điện thoại…
Hãy ghi lại từ việc đi chợ, các khoản thu hàng tháng cho tới chi phí đi du lịch. Hãy cập nhật các con số này khi 2 người ngồi nói chuyện với nhau, phân tích và cân nhắc xem cần điều chỉnh khoản nào. Hãy thử cách này trong 3 tháng và bạn sẽ phải ngạc nhiên vì hiệu quả của nó.
Hãy ghi lại từ việc đi chợ, các khoản thu hàng tháng cho tới chi phí đi du lịch. Hãy cập nhật các con số này khi 2 người ngồi nói chuyện với nhau, phân tích và cân nhắc xem cần điều chỉnh khoản nào. Hãy thử cách này trong 3 tháng và bạn sẽ phải ngạc nhiên vì hiệu quả của nó.
Thảo luận các mối quan tâm tài chính
Nghe có vẻ khó nhưng nếu bạn thực hiện đủ các bước 1-4 thì bước này sẽ dễ hơn nhiều. Ví dụ, chồng/vợ thường xuyên mua sắm quá đà, bạn có thể đề cập tới vấn đề này một cách cởi mở. Nếu có sổ theo dõi thì anh ấy/cô ấy sẽ dễ dàng nhận ra khoản bội chi của mình.
Giới hạn chi tiêu
Với khoản chi bao nhiêu thì bạn cần bàn bạc với bạn đời? Chắc chắn đây là vấn đề mà 2 vợ chồng nên làm rõ. Làm rõ không phải vì 2 người không tin nhau, mà chỉ bởi nó đủ lớn để trở thành mối quan tâm chung của cả 2 bạn.
Hãy xác định một con số cụ thể làm giới hạn mà vợ chồng bạn có thể tự quyết cho việc mua sắm đồ dùng (con số này với mỗi nhà mỗi khác). Nó sẽ giúp “nửa này” không làm cho “nửa kia” ngã ngửa vì một khoản chi quá lớn nằm ngoài dự kiến.
Cởi mở và thành thật với nhau
Có người chia sẻ những nỗi lo tài chính là điều may mắn. Hãy biết ơn người ấy vì những sẻ chia này. Hãy lắng nghe những lo lắng, nhu cầu, hãy cởi mở và thành thật với nhau, cũng đừng quên tự thưởng khi cả 2 bạn cùng nhau đạt mục tiêu.
Tiền bạc có thể là vấn đề gây nhiều căng thẳng, thế nhưng khi bạn biết mình muốn gì, phải làm gì thì gánh nặng này sẽ giảm đi rất nhiều.
Tiền bạc có thể là vấn đề gây nhiều căng thẳng, thế nhưng khi bạn biết mình muốn gì, phải làm gì thì gánh nặng này sẽ giảm đi rất nhiều.