- Ở người già, sức đề kháng suy yếu, đây là các virus, vi khuẩn gây bệnh có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Đây là nguyên nhân đầu tiên gây viêm phế quản mãn tính ở người già.
- Việc nghiện thuốc lá, thuốc lào cũng được biết đến là một trong những nguyên nhân gây bệnh
- Sống trong môi trường nhiều bụi, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí
- Những người mà dùng bếp than lâu ngày, đun than tổ ong, than củi, khói rơm rạ cũng dễ mắc bệnh
- Những người bị dị ứng đường hô hấp hoặc do cơ địa, từ bé đã bị hen suyễn, viêm phế quản cũng có thể là nguyên nhân gây viêm phế quản ở người già.
Ở giai đoạn đầu của bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già sẽ có những dấu hiệu như ho, khạc ra đờm vào buổi sáng. Khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại, những cơn ho sẽ xảy ra từng đợt, mỗi đợt từ một đến vài tuần, mỗi năm khoảng 5-6 lần.
Lúc này, đờm sẽ có màu trắng, lỏng và đặc quánh, đôi khi còn xuất hiện bọt. Bệnh càng kéo dài, ho càng nhiều và đờm ngày càng đặc hơn, có thể gây đổi màu (đổi sang màu vàng). Khối lượng đờm khạc ra có thể lên đến 100ml mỗi ngày hoặc nhiều hơn.
Khi bệnh nặng hơn và kéo dài hơn, ho sẽ nhiều hơn, lượng đờm cũng tăng, nhiều khi người bệnh sẽ thấy khó thở. Ban đầu chỉ là ngực nặng hơn, sau đó là khó thở thực sự, gây thiếu hụt không khí và rối loạn chức năng hô hấp.
Lúc này người bệnh cảm thấy mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng nhiều đến các chức năng khác của cơ thể, khiến tim đập nhanh hơn, luôn oải, buồn ngủ,...
Viêm phế quản mãn tính ở người già có hai loại chính là viêm phế quản ác tính và viêm phế quản lành tính.
Viêm phế quản lành tính chỉ xảy ra ở những phần thân của các phế quản lớn như khí quản, phế quản gốc, thùy và phân thùy. Loại này thường ít khi gây suy hô hấp và chiếm khoảng 90%.
Trong khi đó, 10% còn lại là viêm phế quản ác tính, xảy ra ở các tiểu phế quản gây nên tắc nghẽn thở, dẫn đến khó thở, ảnh hưởng đến tâm phế mãn ở người già.
Bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già được điều trị theo nguyên tắc sau:
- Thuốc kháng sinh được chỉ định nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn đờm vàng, có mủ, sốt và chỉ số bạch cầu tăng trong máu. Với những trường hợp tắc nghẽn mãn tính và có mủ thì nên chọn kháng sinh mạnh như: cephalosporin thế hệ 2, 3 và macrolid: rovamyxin, roxithromixin.
- Bạn cũng có thể dùng thuốc giúp long đờm: acemuc, bisolvon.
- Nếu phế quản bị tắc nghẽn khiến bạn khó thở, thì có thể sử dụng các loại thuốc như:
Thuốc giãn phế quản: salbutamol, theophylline
Thuốc corticoid: prednisolon , methylprednisolon
Chú ý thực hiện liệu pháp vỗ rung, dẫn lưu tư thế, có thể hỗ trợ hô hấp bằng máy nếu cần thiết.
Người cao tuổi nên chú ý có những biện pháp phòng tránh để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh bị mãn tính sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe. Cụ thể như sau:
- Nếu bạn có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào thì nên bỏ sớm.
- Hạn chế dùng bếp than, bếp củi, rơm rạ, tránh hít phải khói.
- Giữ cho nhà luôn thông thoáng, tránh để ứ đọng, không khí không được lưu thông.
- Luôn vệ sinh nhà cửa, khu mình sống, tránh để ô nhiễm, có quá nhiều khói bụi.
- Nên thường xuyên đeo khẩu trang để hạn chế bụi, chất ô nhiễm nếu phải đi đến những nơi môi trường không trong lành.
- Nếu bị viêm đường hô hấp thì nên khám và điều trị dứt điểm, tránh để bệnh nặng thêm.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, hít thở,... tập theo sức mình, tập kiên trì mỗi ngày 30phút để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Trên đây là những điều cần biết về bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già, bạn nên chú ý, có thêm những thông tin, kiến thức về bệnh để có hướng phòng tránh cũng như điều trị đúng cách, tránh để bệnh nguy hiểm.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn