Bài viết có sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ Stephen Lai - người đã có nhiều năm nghiên cứu về dược lý và dược phẩm. Ông cũng là giám đốc khoa Tâm thần tại Bệnh viện Chiayi Christian (Đài Loan, Trung Quốc) đồng thời cũng là bác sĩ tại Bệnh viện Đài Bắc Tzu Chi và Bệnh viện Zhenxing. |
Theo The Ayurvedic Institute (một trường học Ayurveda và spa chăm sóc sức khỏe Ayurveda ở Albuquerque, New Mexico) cho rằng, nhiều phương thức ăn uống phổ biến hàng ngày thực sự gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Bởi các loại thực phẩm khác nhau sẽ tạo ra các phản ứng hóa học khác nhau trong dạ dày, nhẹ dẫn đến khó tiêu, nặng sẽ gây ra tình trạng viêm trong cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa.
Dưới đây là 7 sự kết hợp thực phẩm không lành mạnh, cảnh báo mọi người nên thay đổi.
1. Tinh bột protein
Ví dụ như ăn phô mai hoặc gà rán với khoai tây chiên, protein trong phô mai sẽ phản ứng hóa học với tinh bột của khoai tây, bởi vì cả hai đòi hỏi môi trường axit và enzyme khác nhau để tiêu hóa, cuối dùng gây đầy hơi và dẫn đến tình trạng xì hơi thường xuyên. Ngoài ra, pizza không nên sử dụng cùng với đồ uống có ga, năng lượng cần cho tiêu hóa tương đối lớn, đường trong đồ uống sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày.
2. Tinh bột axit
Vào buổi sáng, ăn sữa yến mạch, lại uống thêm một cốc nước cam, xem ra có vẻ rất tốt cho sức khỏe, nhưng trên thực tế, tính axit có trong cam sẽ khiến sữa đông lại thành chất nhầy và cơ thể phải cần rất nhiều năng lượng để tiêu hóa nó, gây khó chịu và mệt mỏi. Nhiều người thích kết hợp mì spaghetti với cà chua cũng cần phải lưu ý, tính axit của cà chua và tinh bột của mì sẽ gây ra gánh nặng tiêu hóa, vì vậy nên sử dụng nước sốt xanh hoặc rau thay vì cà chua.
3. Protein protein
Ví dụ thịt xông khói và trứng có thể được coi là thực phẩm đại diện cho bữa sáng phương Tây, nhưng trên thực tế, hai loại thực phẩm protein này sau khi đi vào cơ thể sẽ lưu lại thời gian dài trong dạ dày, thậm chí còn mất nhiều thời gian để tiêu hóa hơn carbohydrate. Thực phẩm là sự kết hợp của protein đòi hỏi nhiều năng lượng hơn để hoàn thành quá trình tiêu hóa, vì vậy không nên ăn thường xuyên.
4. Sữa chua trái cây
Sữa chua rất giàu protein và men vi sinh, nếu lúc này ăn cùng với đường trong trái cây, sẽ làm suy yếu chất xơ tiêu hóa của cơ thể và tạo ra độc tố, có thể gây cảm lạnh và dị ứng. Nên ăn sữa chua nguyên chất cộng với một ít mật ong tự nhiên, và thay thế trái cây tươi bằng nho khô hoặc quế.
Ngoài ra, nên tránh ăn chuối với sữa. Theo Shilpa Arora, một chuyên gia dinh dưỡng của Ấn Độ cho biết, mặc dù sự kết hợp này là một nguồn năng lượng tốt cho sức khỏe, nhưng nó không tốt đối với bệnh nhân bị hen suyễn, ngược lại nó có thể gây ra sự tiết quá nhiều chất nhầy mũi, dẫn đến các triệu chứng khó thở.
5. Chanh thuốc ho, táo thuốc dị ứng
Một số loại trái cây sẽ kháng thuốc. Ví dụ, chanh sẽ cản trở sự phân hủy của thuốc ho, khiến thuốc tồn tại trong máu và gây ra tác dụng phụ. Nước ép táo sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ thuốc dị ứng và có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
6. Ăn trái cây trong và sau bữa ăn
Trái cây chứa các loại đường đơn giản không cần phải phân hủy. Nếu bạn ăn nó với các thực phẩm khác, đường sẽ ở lại trong dạ dày và lên men. Ngoài ra, trái cây và rau quả không nên ăn cùng nhau, thời gian tiêu hóa của hai loại thực phẩm này là khác nhau, và trái cây có hàm lượng đường cao hơn cũng sẽ cản trở quá trình tiêu hóa rau.
7. Uống quá nhiều nước trong khi ăn
Để giúp thức ăn vào dạ dày trơn tru, tất cả chúng ta đều uống nước, nhưng xin lưu ý không uống quá nhiều nước trong khi ăn, vì nước có thể làm loãng axit dạ dày và làm chậm quá trình phân hủy protein, carbohydrate, chất béo. Do đó, nên uống nước 10 phút trước bữa ăn để tránh các enzyme làm loãng axit dạ dày và cũng giúp tiêu hóa thức ăn.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn