Thiếu đi niềm vui chính là một dấu hiệu của bệnh trầm cảm, Stan Davis - một nghiên cứu sinh về bệnh trầm cảm và tình trạng bị bắt nạt cho biết. Nếu như con bạn mất đi hứng thú với đồ ăn, trò chơi giải trí hay những sở thích mà bé hay làm ngày trước thì bạn nên chú ý tới con hơn. Hãy để bé biết rằng bạn có để ý tới việc bé gặp rắc rối và hỏi han bé về điều đó.
“Cuộc sống có rất nhiều chuyện buồn”, Davis nói. “Tuy nhiên khi trong bé hình thành sự vô vọng, thì việc mất đi niềm vui sẽ là một vấn đề đáng lo ngại. Điều đó đòi hỏi bạn phải quan tâm tới bé hơn bởi nhiều khả năng bé đã bị bắt nạt, tuy nhiên cũng có thể có nhiều lý do khác. Bạn sẽ không biết được nếu không trò chuyện với bé”.
“Cuộc sống có rất nhiều chuyện buồn”, Davis nói. “Tuy nhiên khi trong bé hình thành sự vô vọng, thì việc mất đi niềm vui sẽ là một vấn đề đáng lo ngại. Điều đó đòi hỏi bạn phải quan tâm tới bé hơn bởi nhiều khả năng bé đã bị bắt nạt, tuy nhiên cũng có thể có nhiều lý do khác. Bạn sẽ không biết được nếu không trò chuyện với bé”.
Khóa các tài khoản mạng xã hội
Một sự thay đổi bất ngờ của trẻ khi ngưng sử dụng các tài khoản mạng xã hội có thể là một dấu hiệu cho thấy bé đang bị bắt nạt trên mạng, giáo sư Justin Patchin, Phó giám đốc trung tâm CyberBullying Center cho biết. Ví dụ, nếu một đứa trẻ thường dành một hoặc hai giờ lên Facebook sau giờ học bỗng nhiên lại không sử dụng điện thoại nữa, “có chuyện gì đó không bình thường đang xảy ra trên đó,” Patchin nói. Hoặc bạn hãy để ý tới các trạng thái cảm xúc của con sau khi sử dụng mạng xã hội, nếu con thường xuyên dùng các biểu tượng tức giận, chán nản hay lo lắng... thì nhớ đừng rời xa con.
Con bạn hay bị đau đầu và đau bụng
Việc căng thẳng do bị bắt nạt có thể khiến sức khỏe của những đứa trẻ giảm sút. Đau bụng và đau đầu là những triệu chứng khá phổ biến, Jan Urbanski, hiệu trưởng trường đại học Clemson cho biết. “Hãy để ý, chúng ta sẽ thấy nó luôn xảy ra vào tiết toán, hoặc tiết thứ 3. Hãy lưu ý nếu có chuyện gì xảy ra trong quãng thời gian đó”. Những triệu chứng này thường là thật, tuy nhiên những đứa trẻ bị bạn đối xử tệ sẽ có xu hướng giả vờ bị bệnh để tránh bị bắt nạt.
Bé không chơi với nhiều bạn nữa
Những thay đổi về việc giao lưu với bạn bè cũng có thể là dấu hiệu bị bắt nạt. “Các trẻ vị thành niên sẽ có xu hướng chọn bạn khác so với khi còn nhỏ” Patchin cho biết. “Điều đó là bình thường, tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyến khích bạn trò chuyện với con để xem có những cuộc cãi vã nào xảy ra không, để biết đó chỉ là mâu thuẫn bình thường hay có gì đó nghiêm trọng hơn”.
Bé không muốn đến trường hay luyện tập đá bóng
Nếu như con bạn bỗng nhiên không muốn tham gia những hoạt động ngoại khóa nữa, hay thậm chí không muốn đến trường, bỏ học (hoặc van xin bỏ học), có thể cậu nhóc đang là nạn nhân bị bắt nạt. “Đó thực chất chỉ là sự lảng tránh của những tình huống có thể xảy ra”, Urbanski nói.
Con bạn cảm thấy tự ti về bản thân
Bị bắt nạt có thể khiến nạn nhân bị tư ti bởi trẻ bắt đầu tự cho rằng “có lẽ là do mình làm sai điều gì, hoặc bản thân mình có vấn đề gì nên mới trở thành mục tiêu bị bắt nạt.
Chính con bạn là kẻ bắt nạt
Nghe có vẻ vô lý, tuy nhiên đôi khi những “nạn nhân” của các vụ bắt nạt sau đó đã cư xử một cách thô bạo đối với những đứa trẻ khác, Urbanski cho biết. Nếu bạn phát hiện ra con mình đã và đang bắt nạt một bạn cùng lớp, hãy khuyên bảo con nhận lỗi, tuy nhiên cũng đừng quên hỏi xem có phải con cũng đã từng bị như vậy không bởi căn nguyên này thường dễ bị bỏ qua.