Ăn nhiều thịt đỏ, các loại thịt đỏ như: thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, dê, trâu,... đều có thể gây ra tình trạng táo bón vì hàm lượng sắt trong các loại thịt đỏ rất cao.
Đối với người trưởng thành mỗi ngày cần từ 10mg đến 15mg, riêng phụ nữ mang thai cần 45mg mỗi ngày. Trong khi đó với 100g thịt cừu đã chứa tới 1,9mg sắt, 100g thịt cừu chứa đến 10,2g sắt và đây là mức cao so với hàm lượng sắt mà người trưởng thành cần bổ sung một ngày.
Do đó, với lượng sắt lớn trong thịt đỏ sẽ khiến phân bị cứng và gây ra tình trạng táo bón. Để hạn chế tình trạng táo bón xảy ra, người trưởng thành chỉ nên ăn thịt đỏ từ 2 đến 3 lần mỗi tuần và mỗi lần chỉ nên ăn từ 100 đến 200g thịt. Đặc biệt nên hạn chế ăn các loại nội tạng như: gan, thận, tim,...
Đối với chất xơ sẽ giúp người trưởng thành hấp thụ nước và làm tăng thể tích khối chất thải trong ruột già. Do đó sự gia tăng này có ích cho ruột già và khiến chất thải dễ dàng chuyển sang dạng phân.
Thói quen giữ nhu động ruột khỏe mạnh ở người trưởng thành chính là cần bổ sung đủ chất xơ. Ít nhất mỗi người trưởng thành cần 25g chất xơ mỗi ngày. Các loại thực phẩm giàu chất xơ bạn có thể bổ sung như: khoai lang, bông cải xanh, các loại hạt nguyên chất, chuối, cà rốt, rau bina, súp lơ,...
Cơ thể người cần ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Nước là chất lỏng giúp đường tiêu hóa vận hành trơn tru hơn. Hình thành thói quen luôn có sẵn một chai nước ở bên cạnh để sẵn sàng bổ sung nước cho cơ thể khi cần.
Ngoài ra, các chất lỏng có caffeine như: cà phê, nước ngọt,... đều có thể khiến cơ thể bạn bị mất nước và khiến chứng táo bón của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
Tập thể dục, vận động thể chất sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ bị táo bón. Lười vận động, thường xuyên ngồi một chỗ làm tăng nguy cơ bị táo bón hơn.
Thực hiện vận động thể chất, tập thể dục mỗi ngày. Không cần tập thể dục ở cường độ cao, tuy nhiên nên duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày. Đây là thói quen tốt cho sức khỏe.
Rất nhiều người có thói quen nhịn đại tiện. Khi cảm thấy buồn đại tiện mà bạn nhịn thì cảm giác buồn sẽ qua đi nhưng chất thải cần được thải ra ngoài vẫn ở ruột già. Do vậy, sự tích tụ này sẽ gây nên tình trạng thiếu nước ở ruột và khiến cho các chất thải cứng hơn.
Đây là nguyên nhân gây táo bón. Do đó nếu cảm thấy cần đi đại tiện bạn nên "xả ra" ngay.
Thực tế thuốc nhuận tràng có thể giúp điều trị táo bón trong khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu lạm dụng và sử dụng liên tục điều này sẽ khiến ruột của bạn bị phụ thuộc vào thuốc để hoạt động. Điều này sẽ khiến tình trạng táo bón của bạn diễn ra nghiêm trọng hơn.
Thay vì lạm dụng sử dụng thuốc nhuận tràng thì bạn cần bổ sung lợi khuẩn ở đại tràng làm nhiệm vụ lên men giúp làm giảm tình trạng táo bón.
Một số loại thuốc điều trị các chứng bệnh khác có thể gây tác dụng phụ khiến người sử dụng bị táo bón như: thuốc kháng axit, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị huyết áp cao,...
Dù có thể gây ra tác dụng phụ là táo bón nhưng bạn không nên tự ý ngưng sử dụng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Để giảm tình trạng táo bón bạn có thể uống nhiều nước, đi bộ hoặc tham gia các hoạt động thể chất và bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ cho cơ thể.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn