Chúng ta không hình dung được những hành động của mình sẽ như thế nào và gây ảnh hưởng ra sao đến các con. Bởi vậy, đôi khi một số biện pháp nuôi dạy trẻ cứ tưởng là tốt nhưng lại có tác dụng ngược lại.
Và dưới đây chính là những điều như thế:
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng có một kí ức tồi tệ về việc bị bố mẹ trừng phạt trong quá khứ. Ấy vậy mà khi trở thành cha mẹ, chúng ta lại cho mình cái quyền phạm lại sai lầm ấy. Lẽ ra, chúng ta nên học hỏi từ những điều đó và thay đổi.
Đừng lặp lại sai lầm của đời trước vào cách dạy con hiện tại bây giờ (Ảnh minh họa)
Ví dụ, ngày xưa chúng ta từng bị bố mẹ đánh và thấy bị tổn thương, thế nhưng giờ chúng ta lại áp dụng cách này với con mình và cố gắng biện minh rằng “ngày xưa ông bà cũng từng làm thế và bố mẹ vẫn nên người”. Chúng ta không nên cố gắng bào chữa cho hành động sai trái của mình bằng việc giải thích rằng ngày xưa bố mẹ tôi cũng từng làm thế.
Nếu chúng ta không ôm con thường xuyên và không nói với con “Bố mẹ yêu con”, dần dần, chính trẻ sẽ cô lập cảm xúc với gia đình. Khi chúng ta không lắng nghe cảm xúc và ý kiến con, con cũng sẽ thờ ơ với bố mẹ. Trong gia đình, cần nhất là sự gắn kết, yêu thương nhau, vì vậy đừng ngần ngại dành thời gian để chia sẻ với con những điều này.
Bố mẹ có thói quen sống lành mạnh, con cái cũng khỏe khoắn và khoa học hơn (Ảnh minh họa)
Cha mẹ là tấm gương tốt nhất cho con cái, vì vậy, bố mẹ có thói quen sống lành mạnh, ắt trẻ cũng sống khoa học hơn. Kết quả từ nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, mẹ có lối sống tốt, nguy cơ béo phì của con giảm tới 75%. Các nhà khoa học cho rằng, thói quen tốt của bố mẹ ảnh hưởng tốt tới trẻ, vì thế bố mẹ cần tích cực tập thể dục, ăn uống khoa học, không hút thuốc, uống rượu hay chất kích thích. Ngoài ra, trẻ nhỏ giảm nguy cơ béo phì tới 30% nếu cha mẹ dành nhiều thời gian chơi với con.
Với cha mẹ, con cái luôn là một thứ báu vật mà họ nâng niu, trân quý, vì thế, cha mẹ nào cũng sẵn sàng làm những điều tốt nhất cho con. Nhưng nếu cứ áp dụng cách yêu con kiểu này sẽ tạo nên một hệ lụy buồn. Trẻ sẽ quen với sự đáp ứng vô điều kiện của bố mẹ, khi lớn lên sẽ trở thành những người ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân, lười giao tiếp.
Nuông chiều con thái quá có thể tạo ra một đứa trẻ ích kỷ, không quan tâm tới cảm xúc của người khác (Ảnh minh họa)
Những đứa trẻ được chiều chuộng quá mức sẽ dễ cảm thấy thất vọng với cuộc sống bởi ngoài kia, với bao người khác, nó chỉ là một đứa trẻ bình thường. Cảm giác này sẽ khiến trẻ không thể thích nghi được do đã quá quen với sự nuông chiều của bố mẹ.
Tuy nhiên, việc quá khắt khe, nghiêm khắc thái quá cũng khiến trẻ sợ hãi, trẻ không biết tin tưởng vào ai. Trẻ em rất mong manh, dễ tổn thương, vì thế hãy bình tĩnh giải thích và đưa ra phương án mới cho con trước những đòi hỏi chưa hợp lí của con thay vì quá nghiêm khắc, mắng mỏ.
Trẻ em luôn đặc biệt cần sự tin tưởng của bố mẹ, người thân đối với mình. Lòng tin của trẻ em, đặc biệt là ở độ tuổi thanh thiếu niên rất dễ mất đi nếu cha mẹ không kiểm soát được cảm xúc và khiến các con sợ hãi hay thiếu tin tưởng con. Điều này có thể làm mất dần kết nối tình cảm của các thành viên trong gia đình.
Hãy nhớ, trẻ em muốn phát triển tốt hơn, khỏe mạnh hơn thì cần phải có một gia đình che chở, yêu thương. Gia đình phải là một hòn đảo an toàn để trẻ thỏa thích mạo hiểm, khám phá thế giới.
Bố mẹ quá nóng nảy cũng tạo nên một đứa trẻ cục súc (Ảnh minh họa)
Trẻ học cách đối phó với các vấn đề thông qua việc theo dõi cha mẹ khi chúng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống. Đôi khi, chính những đứa trẻ là người gây ra những rắc rối này nhưng chúng lại thể hiện cảm xúc tiêu cực, cáu gắt, thậm chí là thô lỗ, nổi giận… Những biểu hiện này rất có thể từ sự thiếu cảm xúc trong xử lý tình huống của bố mẹ mà ra.
Một trong những cách tốt nhất để kết thúc một vấn đề là bỏ qua nó, quên nó đi. Nhưng điều đó không đúng trong mọi tình huống, nhất là trong giao tiếp với con.
Sau một “cuộc chiến” nghiêm túc giữa cha mẹ và con cái, bạn cần phải cố gắng khôi phục lại mối quan hệ, khôi phục lại niềm tin và sự vui vẻ nơi con.
Sau một “cuộc chiến” nghiêm túc giữa cha mẹ và con cái, bạn cần phải cố gắng khôi phục lại mối quan hệ, khôi phục lại niềm tin và sự vui vẻ nơi con. (Ảnh minh họa)
Để làm được điều này, bạn cần phải bình tĩnh, bình đẳng, thể hiện sự tôn trọng với con của mình. Ban đầu, hãy lắng nghe để con biết rằng bạn quan tâm đến cảm giác của con, cố gắng nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn của con. Sau đó, hãy nói về cảm xúc của bạn, giải thích lí do khiến bạn tức giận.
Sau cùng, đừng quên nói lời xin lỗi. Đây là cách để bạn giúp con hiểu rằng dù hai người có không cùng quan điểm thì bố mẹ cũng không phải là kẻ thù của con cái. Chúng ta cùng nhau hướng tới những điều tốt đẹp hơn.
Đôi khi, chúng ta nổi điên lên, la hét, thậm chí là trừng phạt con mình trước mặt người khác. Trong khoảnh khắc đó, thực tế bố mẹ không nghĩ được nhiều và chẳng mấy bận tâm tới sự có mặt của những người xung quanh. Họ chỉ tập trung vào việc phê bình, chỉ trích hoặc trừng phạt con.
Nhưng với những đứa trẻ thì cảm giác hoàn toàn khác. Chúng xấu hổ với mọi người, cảm thấy sự tự tin, lòng tự trọng của mình đều bị tổn thương. Trẻ sẽ bị ảnh hưởng tâm lý rất lớn từ thói quen này của bố mẹ dù cho bố mẹ không hề ác ý.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn