Chia sẻ vấn đề tiền bạc với ai đó không phải điều dễ dàng. Lý do vì bạn đã lớn, là những cá nhân độc lập và có suy nghĩ không giống nhau. Đặc biệt trong hôn nhân, điều này có thể có tác động rất lớn đến mối quan hệ của cả hai.
Khi chia sẻ vấn đề tiền bạc với người bạn đời, bạn cần xem xét một số nguyên tắc cần thiết. Đặc biệt trong trường hợp bạn là người tiết kiệm và nửa còn lại thường chi tiêu bốc đồng.
Sự khác nhau này dẫn tới việc lo lắng rằng chia sẻ sẽ khó khăn để để đi tới tiếng nói chung. Bất kỳ hình thức chia sẻ nào cũng đều quan trọng, nhưng sự khéo léo sẽ giúp giữ mối quan hệ luôn tốt đẹp.
Hãy cân nhắc thử 8 mẹo chia sẻ tài chính này để giúp mối quan hệ của bạn với người bạn đời luôn bền vững.
Thực sự, điều quan trọng nhất để có tiếng nói chung trong vấn đề tài chính với người khác là giao tiếp. Mối quan hệ hôn nhân được xây dựng dựa trên sự tin tưởng và trung thực, vì vậy cách bạn giao tiếp về tiền bạc sẽ tạo nên sự khác biệt.
Hãy nhớ cần phải tôn trọng lẫn nhau khi giao tiếp về tiền bạc. Hai bạn có quan điểm khác nhau về tiền bạc không có nghĩa là không thể đặt tài chính chung. Bạn chỉ cần có tạo được một đường dây liên lạc cởi mở và nhất quán mà thôi.
Một cách thực hiện đúng kế hoạch chia sẻ tài chính là nói chuyện về tiền bạc càng sớm càng tốt thay vì chọn cách trốn tránh. Ngay từ đầu, bạn cần hiểu được cách người yêu của mình tiêu tiền. Nhưng cần tiếp tục đào sâu hơn. Khi mối quan hệ trở nên nghiêm túc, bạn có thể bắt đầu hỏi đối phương những câu quan trọng về tiền bạc.
Những câu hỏi về nợ nần, chi tiêu và câu chuyện về tiền bạc sẽ giúp hai người hiểu nhau hơn. Làm cho các cuộc trò chuyện trở nên thường xuyên có thể giúp hai bạn thân thiết hơn. Tốt nhất là không cần phải né tránh khi nói về tiền bạc.
Khi bạn đã hình thành thói quen thảo luận như trên, là đang đi đúng hướng. Trước khi kết hôn nên nắm rõ và biết về tài chính của đối phương. Một số số liệu cơ bản cần biết là: nợ, thu nhập và giá trị ròng. Một lần nữa, đây có thể không phải là những chủ đề nên đề cập khi bắt đầu một mối quan hệ mới, nhưng chúng quan trọng để cần biết khi muốn tiến triển xa hơn.
Nói chuyện rõ ràng với nhau về nợ. Mỗi bạn có bao nhiêu nợ? Đó là nợ thẻ tín dụng, nợ vay sinh viên, nợ cá nhân, hay loại khác? Tìm hiểu xem cách xử lý khoản nợ đó như thế nào.
Thu nhập là một yếu tố cơ bản khi đề cập tới tài chính. Rõ ràng, công việc của người bạn đời sẽ cung cấp một số manh mối, nhưng bạn vẫn cần phải thảo luận về số tiền cả hai kiếm được. Cùng với mức lương, bạn có thể nói thêm về kế hoạch thăng tiến hay tăng thu nhập như thế nào.
Một khía cạnh khác của việc giao tiếp tài chính là xác định triết lý tiền bạc. Điều này sẽ đi sâu hơn một chút vào tính cách của mỗi người, thay vì chỉ là những con số. Thông thường, mọi người sẽ thuộc vào 2 kiểu: là một người tiết kiệm hoặc thích chi tiêu.
- Triết lý Spender
Giả sử người bạn đời của bạn là “người thích chi tiêu” và bạn là “người tiết kiệm” thì điều quan trọng là hai bạn phải hiểu quan điểm của nhau. Trước hết, hãy cố gắng nghĩ một người thích chi tiêu không phải là họ đang sai lầm. Người tiêu tiền cũng có những cái đúng trong cách suy nghĩ.
Ưu điểm đầu tiên là họ tập trung sống cho thời điểm hiện tại hơn là tương lai. Mặc dù việc chia sẻ tài chính với người tiêu xài hoang phí có thể khiến người tiết kiệm khó chịu, nhưng điểm tốt là điều đó có thể cân bằng lẫn nhau.
Trong khi một người tiết kiệm học cách tiêu tiền nhiều hơn thì người tiêu tiền có thể giúp bạn nhận ra giá trị của việc chi tiêu cho những thứ quan trọng. Họ thậm chí có thể mách cho bạn những cách chi tiêu khôn ngoan.
- Triết lý tiết kiệm
Nếu là người tiết kiệm hơn, bạn có xu hướng nghĩ về tương lai khi đưa ra các quyết định tài chính. Bạn đã có một quỹ khẩn cấp và nhiều khoản đầu tư trước khi bắt đầu mối quan hệ. Những người tiết kiệm thường có kỹ năng lập ngân sách và chi tiêu trong khả năng rất tốt.
Là một người tiết kiệm, bạn sẽ phải đối mặt với các xung đột khi người bạn đời của mình thích chi tiêu. Bạn có thể không đồng ý về khoản tiền được coi là chi phí “thiết yếu” và gặp khó khăn khi thấy họ tiêu xài hoang phí.
Mặc dù sự kiên nhẫn là một phẩm chất tuyệt vời, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc dựa quá nhiều vào khía cạnh “tiết kiệm” có thể gây khó khăn trong việc tiêu tiền, khiến người bạn đời của bạn cảm thấy không hài lòng.
Tất nhiên, trong những triết lý về tiền bạc, có một số sắc thái. Không phải người tiết kiệm nào cũng khiến người khác khó chịu và những người thích tiêu tiền không nhất thiết là đang nợ nần. Nên có cuộc thảo luận thẳng thắn giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn hơn.
Đối với nhiều cặp vợ chồng, một cuộc họp định kỳ về tài chính có thể là nền tảng. Bất kể bạn theo chiến lược lập ngân sách nào, cần có 1 ngày cụ thể trong tháng để chia sẻ mọi thứ đang diễn ra như thế nào.
Việc lập ngân sách cho các cặp đôi sẽ suôn sẻ hơn nếu bạn nói chuyện với nhau về mục tiêu, thành công và thất bại của mình mỗi tháng. Vì đang chia sẻ tài chính, bạn cần đi đến những thỏa thuận cơ bản về chi tiêu và tiết kiệm.
Một bước hữu ích khác có thể sử dụng tới là nhờ tư vấn. Nếu bạn có thể cùng nhau đưa ra các quyết định về ngân sách thì điều đó thật tuyệt. Nhưng không có gì sai khi tìm kiếm sự trợ giúp từ một bên thứ ba chuyên nghiệp, không thiên vị.
Điều đó có thể giúp bạn tìm ra khi nào một người đang chi tiêu quá bốc đồng hoặc cần tiết kiệm đúng trong thời điểm hiện tại.
Theo clevergirlfinance
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn