9 bí mật về ngôi trường hơn 1.000 năm tuổi từng làm bối cảnh quay phim "Harry Potter"

08:50 | 16/10/2022;
Ngôi trường này cũng là bối cảnh của bộ phim "Harry Potter" đình đám.

Mới đây, tạp chí giáo dục uy tín Times Higher Education (THE) vừa đưa ra danh sách xếp hạng các trường đại học trên thế giới năm 2023. Theo đó, trong số 10 trường đại học tốt nhất thế giới, năm thứ 7 liên tiếp, Đại học Oxford giữ vị trí số 1.

Đó là kết quả hoàn toàn xứng đáng bởi Đại học Oxford luôn chứng minh được vị thế trong suốt chiều dài hình thành và phát triển của mình. Theo thống kê, 95% sinh viên Đại học Oxford tìm được việc làm hoặc theo học bậc cao trong khoảng thời gian 6 tháng từ khi tốt nghiệp. Đương nhiên, những điều thú vị về ngôi trường danh giá và lâu đời nhất nước Anh này không chỉ dừng lại ở đó!

9 "bí mật" về ngôi trường 1000 năm tuổi, 7 năm liên tiếp đứng top 1 danh sách những đại học tốt nhất thế giới - Ảnh 1.

Đại học Oxford

1. Trường đại học sở hữu lịch sử lâu đời bậc nhất thế giới

Đại học Oxford chắc hẳn không quá xa lạ đối với nhiều người. Là viện Đại học đầu tiên được thành lập tại Anh từ Thế kỷ XI, Oxford cho đến nay vẫn chưa được xác định chính xác ngày thành lập. 

Từ mục đích ban đầu là đào tạo tu sĩ, linh mục cho Giáo hội Thiên Chúa Giáo La Mã, sau này khi phong trào kháng chiến vào thế kỷ 16 xuất hiện, mục đích giáo dục của trường mới thay đổi theo hướng giảng dạy đa ngành, đa lĩnh vực. Ngôi trường này bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ khi vua Henry II cấm các sinh viên theo học tiếng Anh tại đại học Paris. 

2. Sinh viên của trường đều người phụ đạo riêng

Nếu như hầu hết các trường đại học khác ở Anh, giảng viên luôn là người giảng dạy và tổ chức các chuyên đề nghiên cứu cho tất cả sinh viên thì ở Oxford, mỗi sinh viên đều có giảng viên phụ đạo riêng. Đặc biệt là những sinh viên ở các khoa nghệ thuật hay nhân văn, thì cứ 2 lần/tuần họ sẽ phải nghiên cứu và viết một bài luận 2.000 từ. Sau đó, họ còn phải dành 1 tiếng hoặc lâu hơn để làm việc nhóm, thảo luận với nhau về bài luận và chủ đề cùng với các giáo viên phụ đạo. 

Hầu hết các nhà nghiên cứu và giáo sư tại đại học Oxford đều rất giỏi về chuyên môn. Đó là một cơ hội tốt để cho sinh viên có thể học hỏi về những gì họ quan tâm, thảo luận, trao đổi ý kiến với những chuyên gia giỏi nhất.

9 "bí mật" về ngôi trường 1000 năm tuổi, 7 năm liên tiếp đứng top 1 danh sách những đại học tốt nhất thế giới - Ảnh 2.

Khuôn viên cổ kính của Oxford

3. Đây là một thành phố đại học 

Không có khuôn viên chính như nhiều người thường nghĩ, Đại học Oxford bao gồm nhiều trường thành viên hợp lại để trở thành Đại học Oxford. Các trường thành viên này trải dài khắp khu vực. Tính đến ngày nay, trường có một hệ thống với 39 trường Đại học công lập (College) và 7 trường Đại học dạng tư thục (Hall) với hàng loạt các chuyên ngành khác nhau.

Khi học tập các chuyên ngành tại Oxford, bạn sẽ được phân học tại một trong những ngôi trường thuộc khối các trường Đại học này với các chương trình giảng dạy, các bộ môn tổ chức nghiên cứu… đều được sự quản lý bởi chính ngôi trường Đại học thành viên. Và dĩ nhiên họ đều có những quy tắc, luật lệ và cách thức hoạt động riêng. 

4. Sở hữu nhiều viện bảo tàng 

Tồn tại như một di sản lịch sử, không có gì ngạc nhiên khi trong khuôn viên Đại học Oxford có không ít bảo tàng và phòng trưng bày. Tất cả các bảo tàng và phòng trưng bày này đều mở cửa miễn phí cho công chúng. Bảo tàng Ashmolean là bảo tàng đại học lâu đời nhất trên thế giới và là một phần của mạng lưới Oxford. Các bảo tàng khác bao gồm Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đại học và Bảo tàng Sông Pitt.

Những sự thật về trường đại học từng là bối cảnh của loạt phim Harry Pottor: 7 năm liền đứng đầu thế giới, có lịch sử khoảng 1000 năm - Ảnh 2.

Bảo tàng Ashmolean

5. Trường đại học có kỳ thi khó nhất thế giới

Mỗi năm, những người tốt nghiệp xuất sắc nhất của Oxford được mời tham gia kỳ thi giành học bổng của All Souls College. Chỉ có khoảng 1 đến 2 người được chọn tham gia kỳ thi này. Cũng chính vì thế, kỳ thi giành học bổng của All Souls College (hay còn gọi là All Souls College Fellowship Examination) được đánh giá là khó nhất thế giới. 

Trước năm 2010, đề bài của kỳ thi này chỉ là một từ duy nhất. Các ứng viên được yêu cầu mở một chiếc phong bì bên trong có chứa 1 từ duy nhất, ví dụ như "ngây thơ", "đạo đức"... Nhiệm vụ của ứng viên là phải viết một bài luận về chủ đề trong phong bì với thời gian 3 tiếng. Tuy nhiên, từ năm 2010, kết cấu bài thi đã được thay đổi gồm nhiều câu hỏi mở ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

6. Có mạng lưới thư viện mở rộng ở Vương quốc Anh và hơn thế nữa

Đại học Oxford vinh dự sở hữu mạng lưới thư viện lớn nhất ở Vương quốc Anh, bao gồm nhóm các Thư viện Bodleian. Bodleian là thư viện nghiên cứu chính của Đại học Oxford và là một trong những thư viện lâu đời nhất ở châu Âu (lớn thứ 2 ở Anh, sau Thư viện Anh quốc, London). Thư viện được mở cửa lần đầu tiên vào năm 1602, hợp nhất với một thư viện trước đó cũng do Đại học Oxford xây dựng vào thế kỷ 15 để lưu trữ các cuốn sách được tặng bởi Humfrey, Công tước xứ Gloucester.

Những sự thật về trường đại học từng là bối cảnh của loạt phim Harry Pottor: 7 năm liền đứng đầu thế giới, có lịch sử khoảng 1000 năm - Ảnh 3.

Thư viện Bodleian

Thông tin trên trang chủ của thư viện cho biết Bodleian hiện lưu giữ hơn 13 triệu bản in, hơn 80.000 tạp chí điện tử và nhiều bộ sưu tập nổi bật, gồm sách, bản thảo quý hiếm, giấy cói cổ, bản đồ, nghệ thuật... Phần lớn tài liệu lưu trữ của thư viện đã được số hóa và đưa lên mạng để truy cập công khai vào năm 2015.

Nhiệm vụ chính của nơi đây là cung cấp tài liệu để hỗ trợ việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu của Đại học Oxford. Bodleian sở hữu lượng lớn sách quý hiếm và giá trị nhất thế giới, như bản in tiếng Anh đầu tiên về Các nguyên lý toán học của triết học tự nhiên (năm 1792) của Newton, bản in đầu tiên Emma của Jane Austen hay Minh họa lịch sử nước Anh của John Cassell

Bên trong thư viện Bodleian

Những sự thật về trường đại học từng là bối cảnh của loạt phim Harry Pottor: 7 năm liền đứng đầu thế giới, có lịch sử khoảng 1000 năm - Ảnh 5.

Một số khu vực của thư viện Bodleian từng được chọn làm nơi ghi hình một số cảnh quay của loạt phim Harry Potter. Chẳng hạn như thư viện Duke Humfrey chính là thư viện trường Hogwart, còn tòa nhà Divinity School là bệnh xá và lớp học múa của trường

7. Nơi có những truyền thống kỳ lạ

Tại Oxford có không ít truyền thống kỳ lạ và thú vị được duy trì. Ví dụ cứ mỗi tuần, Oxford sẽ tổ chức những bữa tối vui vẻ cho tất cả sinh viên, giáo viên trong trường và tất cả mọi người sẽ đều mặc áo choàng đồng phục. Hay như mỗi khi kỳ thi kết thúc vào tháng 5, hoạt động ném trứng hay pasta vào các sinh viên sẽ diễn ra, thậm chí mọi người còn rủ nhau tụ họp bên ngoài trường Magdalen College chỉ để xem những sinh viên trẻ sáng giá nhất của trường... nhảy xuống hồ nước sâu. 

8. Trường đại học yêu tiếng Latinh nhất

Khác với lễ tốt nghiệp của các trường đại học là sẽ có những bài phát biểu, những lời chúc mừng cúa cha mẹ, bạn bè. Ở Oxford, mọi người sẽ ngồi nghe bài phát biểu bằng tiếng Latinh trong vòng 1 tiếng. Có thể nói, tiếng Latinh xuất hiện trong mọi sự kiện của Oxford như lễ khai giảng, lễ tốt nghiệp, các kỳ thi, lời cầu nguyện trước bữa ăn.

9. Là "cái nôi" đào tạo ra những con người vĩ đại 

Thật khó để có thể liệt kê ra hết những sinh viên ưu tú từng theo học và trưởng thành từ trường Đại học Oxford. Cho đến nay, trường đã đào tạo được 69 nhân vật đoạt giải Nobel, 28 Thủ tướng Anh, gần 100 thành viên của Hạ viện, hàng loạt luật gia của HLA Hart, Chánh án của nhiều quốc gia, nhiều người đoạt Huy chương Fields, các tác giả đình đám... 

Một trong những vĩ nhân nổi tiếng nhất xuất thân từ Oxford phải kể đến chính là Albert Einstein. Nhà vật lý người Anh này được coi là thiên tài lỗi lạc, là người sở hữu IQ cao nhất và để lại nhiều phát minh vĩ đại nhất cho nhân loại. Bên cạnh đó, không thể không kể đến những cựu sinh viên Oxford khác cũng đóng góp không nhỏ vào lịch sử văn học nhân loại như nhà văn Lewis Carroll - tác giả cuốn tiểu thuyết thiếu nhi "Cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ sở thần tiên", nhà văn J. R. R. Tolkien với tác phẩm "The Hobbit"  "Chúa tể của những chiếc nhẫn"...

9 "bí mật" về ngôi trường hơn 1000 năm tuổi, 7 năm liên tiếp đứng top 1 danh sách những đại học tốt nhất thế giới - Ảnh 7.

Albert Einstein là một trong những cựu sinh viên nổi tiếng và ưu tú nhất của Oxford

Những sự thật về trường đại học từng là bối cảnh của loạt phim Harry Pottor: 7 năm liền đứng đầu thế giới, có lịch sử khoảng 1000 năm - Ảnh 7.

Nhà văn Lewis Carroll - tác giả cuốn tiểu thuyết thiếu nhi "Cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ sở thần tiên" - cũng từng theo học tại Oxford

Một số ngôi sao đình đám được biết đến là từng theo học Đại học Oxford như: Hugh Grant, Rowan Atkinson, Rosamund Pike, Felicity Jones, Michael Palin...

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn