Bạn biết tầm quan trọng của tiết kiệm, muốn tiết kiệm thật nhiều nhưng thực tế lại chỉ tiết kiệm được vài đồng ở đây, vài đồng ở kia, việc đạt được các mục tiêu tài chính dường như quá xa vời. Tuy nhiên, nếu bạn đã trải qua quá trình tiết kiệm truyền thống nhàm chán thì bạn đã đến đúng chỗ. Dưới đây là 10 cách đã được chứng minh giúp bạn tiết kiệm tiền một cách mạnh mẽ:
1. Tiết kiệm trước khi chi tiêu
Mẹo này có vẻ dễ dàng nhưng thực sự mang lại hiệu quả mạnh mẽ. Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền, hãy thực hiện trước khi tiêu. Bạn muốn tiết kiệm 5 triệu đồng mỗi tháng? Hãy chuyển ngay 5 triệu đồng vào khoản tiết kiệm mỗi khi bạn nhận được tiền lương và điều chỉnh lối sống của mình sao cho phù hợp với số tiền còn lại.
Bằng cách học tiết kiệm trước khi chi tiêu, bạn sẽ thay đổi được cách xử lý tiền bạc theo hướng tiết kiệm. Thay vì tiết kiệm vài đồng còn sót lại, chúng ta chủ động trả cho mình trước, tiết kiệm trước khi chi tiêu. Điều này có nghĩa rằng bạn đang đặt tiết kiệm ở đầu danh sách ưu tiên của mình. Đây có thể là điều quan trọng nhất bạn có thể làm khi muốn tiết kiệm tiền nhanh chóng và đó là lý do tại sao mẹo này lại ở đầu danh sách.
2. Bắt đầu một cuộc sống hối hả
Nếu bạn muốn tiết kiệm nhiều tiền hơn, nhanh hơn, thì tại sao không chủ động kiếm nhiều tiền hơn? Bạn hoàn toàn có thể gia tăng thu nhập của mình bằng một vài công việc làm thêm ngoài giờ. Nếu bạn thích ý tưởng trở thành ông chủ của chính mình, bạn có thể bắt đầu một công việc kinh doanh riêng như bán hàng online. Dù điều đó là gì, hãy ngừng nói về nó và hành động.
3. Lập ngân sách
Nếu bạn muốn tích cực tiết kiệm tiền thì bạn cần phải sống với một ngân sách phù hợp, có tính toán cho từng đồng tiền của mình. Bất kể thu nhập của bạn là bao nhiêu, việc lập ngân sách đều rất quan trọng. Nếu bạn không biết mình đang có và sẽ tiêu những gì, giới hạn ra sao, bạn sẽ khó lòng có thể tiết kiệm hiệu quả. Khi bạn muốn nghiêm túc tiết kiệm tiền, sự lãng phí không có chỗ trong cuộc sống của bạn.
4. Theo dõi chi tiêu
Nếu bạn có ngân sách nhưng bạn lại không ghi chép lại chi tiêu của mình, bạn đang phá hỏng những mục đích tốt đẹp của điều mình đã làm. Muốn tích cực tiết kiệm tiền, bạn nên theo dõi chi tiêu của mình bằng cách ghi từng khoản chi tiêu vào ngân sách mỗi ngày. Thay đổi này sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện bất kỳ khoản bội chi nào hay thấy mình đang lệch hướng so với mục tiêu, tránh việc mua sắm bốc đồng.
5. Thoát khỏi nợ nần
Thực tế rất đơn giản, bạn càng trả nhiều nợ, bạn càng ít có khả năng tiết kiệm. Muốn tiết kiệm một cách tích cực hơn, bạn cần phải thoát khỏi nợ nần .
Hãy tưởng tượng cuộc sống của bạn khi không có bất kỳ khoản thanh toán nợ nào phải thực hiện mỗi tháng. Đó có thể là thanh toán mua xe, thanh toán thẻ tín dụng, thanh toán khoản vay sinh viên, nợ mua nhà... Sẽ thật tuyệt phải không?
Đặt việc trả nợ lên thứ tự ưu tiên. Bạn có thể sử dụng phương pháp trả nợ phù hợp với mình, "tuyết lở" - thanh toán các khoản vay theo thứ tự lãi suất từ cao nhất đến thấp nhất, không quan tâm số dư bao nhiêu hoặc "quả cầu tuyết" - ưu tiên giải quyết các khoản vay theo thứ tự số dư nhỏ nhất đến lớn nhất.
6. Cắt giảm chi phí sinh hoạt
Chúng ta có xu hướng tập trung vào việc kiếm thêm thu nhập khi muốn tiết kiệm nhiều tiền hơn nhưng việc cắt giảm chi phí cũng quan trọng không kém.
Nếu tài khoản tiết kiệm của bạn đang rất khiêm tốn, hãy bắt đầu cắt giảm ngay chi tiêu khỏi ngân sách của mình. Dưới đây là một số gợi ý để bạn cắt giảm chi phí sinh hoạt hiệu quả:
- Cắt dịch vụ truyền hình cáp, internet hoặc chuyển sang gói cước rẻ hơn.
- Tìm bảo hiểm xe hơi rẻ hơn.
- Giảm hóa đơn điện thoại di động.
- Học cách sử dụng điện, nước tiết kiệm hơn.
- Hủy bất kỳ đăng ký nào không sử dụng.
7. Mở Tài khoản Tiết kiệm Lợi nhuận Cao
Nếu bạn đang cố gắng tích cực tiết kiệm tiền, nhưng lại gửi tất cả những gì mình có vào tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn với lãi suất thấp, đã đến lúc bạn phải thay đổi.
Chỉ cần bỏ ra một chút thời gian, bạn có thể nhanh chóng tìm hiểu về chính sách huy động của các ngân hàng. Lựa chọn kỳ hạn phù hợp với nhu cầu sử dụng tiền trong tương lai của bạn. Đừng quên chia nhỏ các khoản tiết kiệm với các kỳ hạn khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế việc phải tất toán trước hạn cả khoản tiết kiệm khi cần sử dụng một phần tiền trong đó.
8. Bắt đầu đầu tư
Nếu bạn muốn tích cực tiết kiệm tiền cho một mục tiêu dài hạn, đầu tư chính là cách tốt nhất mà bạn có thể thực hiện. Trước khi bắt đầu đầu tư, bạn nên có ít nhất 3 tháng chi phí sinh hoạt trong quỹ khẩn cấp (và có thể nhiều hơn phụ thuộc vào độ ổn định của công việc, số người phụ thuộc, tình trạng sức khỏe của bạn).
Ví dụ: Nếu bạn đầu tư tiền của mình vào một quỹ chỉ số kiếm được lợi nhuận 10% hàng năm và bạn đầu tư 2 triệu đồng mỗi tháng, cuối cùng bạn sẽ có khoảng 154 triệu đồng sau 5 năm. Ngược lại, nếu bạn bỏ 2 triệu đồng vào một tài khoản tiết kiệm lãi suất 2% hàng năm, cuối cùng bạn sẽ có khoảng 126 triệu đồng. Đó là khoản chênh lệch 28 triệu đồng trong 5 năm.
Muốn tích cực tiết kiệm tiền, đừng chỉ chăm chăm tiết kiệm mà hãy nhớ cả đầu tư.
9. Nấu ăn tại nhà
Một trong những khoản "ngốn" nhiều nhất trong ngân sách của chúng ta mỗi tháng chính là ăn ngoài hàng. Muốn tích cực tiết kiệm tiền, bạn nên tạo cho mình thói quen nấu ăn tại nhà. Nếu bạn là người bấy lâu vốn kết thân với việc ăn hàng, hãy bắt đầu bằng việc tự chuẩn bị đồ ăn 2-3 ngày/tuần và sau đó tăng dần tần suất. Khi bạn có thể cắt ăn ngoài khỏi ngân sách của mình, bạn sẽ tiết kiệm được kha khá mỗi tháng. Không chỉ vậy, bạn còn kiểm soát chất lượng thực phẩm cũng như lượng calo nạp vào cơ thể.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn