Cha mẹ cắm mặt vào điện thoại, điều này cũng sẽ dẫn đến hành vi bắt chước ở trẻ.
Nhiều bậc cha mẹ phàn nàn rằng con cái họ nghiện thiết bị điện tử, trên thực tế, mấu chốt của vấn đề thường là ở chính họ.
Bạch Nam Tùng - nam MC nổi tiếng của đài CCTV Trung Quốc từng nói: "Cha mẹ cả ngày chỉ biết chơi mạt chược, rất khó dạy những đứa con đọc sách".
Vì vậy, khi con bạn không thích học hành, nghiện điện thoại, điều đầu tiên bạn phải làm là tự kiểm điểm lại bản thân.
Tính cách và khí chất của trẻ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi lời nói và việc làm của cha mẹ. Cha mẹ có cảm xúc ổn định có xu hướng nuôi dạy nên những đứa trẻ bình tĩnh, biết điều chỉnh cảm xúc của mình.
Vì vậy, trước khi cha mẹ vào nhà, hãy nhớ đến đống "bụi bặm" trên người, phủi chúng xuống và tự nhắc nhở mình "để tâm trạng không tốt ngoài cánh cửa nhà".
Cha mẹ cẩu thả, lôi thôi không thể nuôi dạy những đứa trẻ gọn gàng, chỉn chu. Trang phục của cha mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến gu thẩm mỹ và thái độ sống của trẻ.
Chuyên gia tội phạm học quốc tế David Fatton cho biết: "Những đứa trẻ chịu tổn thương tâm lý và thể chất lúc nhỏ có nhiều khả năng lớn lên sẽ trở thành những kẻ tấn công bạo lực".
Bạo lực là di truyền. Tung nắm đấm vào trẻ không chỉ làm tổn thương thể chất và tinh thần của trẻ mà còn khắc sâu tính bạo lực và bốc đồng vào gen của trẻ.
Cha mẹ thường xuyên phàn nàn sẽ truyền lại thái độ sống tiêu cực cho con cái. Giống như một liều thuốc độc, nó ăn mòn dần cơ thể và tâm trí của đứa trẻ, khiến đứa trẻ tràn ngập năng lượng tiêu cực.
Để nuôi dạy những đứa trẻ vui vẻ và tích cực, cha mẹ phải cố gắng tạo ra bầu không khí gia đình tích cực và thoải mái.
Nhà văn Mỹ Alec Baldwin từng nói: "Một đứa trẻ sẽ không bao giờ ngoan ngoãn vâng lời người lớn, nhưng nó nhất định sẽ bắt chước người lớn". Nếu cha mẹ không tuân thủ quy tắc, con cái sẽ không có quy tắc.
Để thiết lập khái niệm về thời gian của trẻ và nuôi dưỡng một đứa trẻ siêng năng và tự kỷ luật, trước tiên cha mẹ phải đúng giờ.
Cha mẹ so đo tính toán, tham lam những món lợi nhỏ cầu kỳ thì con cái cũng có thể dễ dàng hình thành tính cách ích kỷ. Cha mẹ khoan dung, độ lượng thì đứa trẻ sẽ trở nên hào phóng, cởi mở, mối quan hệ giao tiếp với người khác cũng tốt hơn.
Nhiều bậc cha mẹ thích nói dối trước mặt con cái, dù chỉ là những câu đơn giản. Ví dụ, họ nói con: "Con làm bài tập nhanh mẹ sẽ cho con ra ngoài chơi". Tuy nhiên, khi con làm bài xong, cha mẹ lại từ chối thực hiện lời hứa.
Sau một thời gian dài, đứa trẻ sẽ cảm thấy rằng nói dối là không sai, và nó sẽ làm theo. Đồng thời, trẻ có thể thất vọng với hành động của người lớn và dần mất lòng tin vào người lớn.
Cha mẹ thích nói dối không thể nuôi dạy những đứa trẻ trung thực và đáng tin cậy.
Bậc thầy trị liệu gia đình kiêm nhà văn người Mỹ Virginia Satir cho biết: Đặc điểm tính cách, nhân sinh quan, giá trị quan, phẩm chất tinh thần, cách tư duy, thói quen sinh hoạt của một người chịu ảnh hưởng lớn từ gia đình và cha mẹ, nhiều yếu tố thậm chí còn mang tính quyết định.
Các vấn đề của trẻ em thường phản ánh các vấn đề của cha mẹ.
Giáo dục tốt không bao giờ là ép buộc trẻ phải ngoan, mà là làm gương tốt cho trẻ noi theo.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn