Viêm dạ dày thường do nguyên nhân vi khuẩn Helicobacter Pylori gây ra. Chế độ ăn cân bằng, dinh dưỡng, tránh các loại thực phẩm gây kích thích dạ dày bệnh nhân viêm dạ dày nên ăn vào buổi sáng giúp giảm các cơn đau bụng và hạn chế bùng phát viêm dạ dày.
Một vài loại thức ăn không phải là thực phẩm gây kích thích dạ dày, nhưng nếu bạn sử dụng chúng cảm thấy không thoải mái cho vùng bụng nên tránh hoặc sử dụng với lượng phù hợp.
Trái cây giàu dinh dưỡng, rau xanh là những thực phẩm người bị viêm dạ dày nên ăn vào buổi sáng do ngăn chặn vết loét dạ dày tiến triển.
- Các loại trái cây hay củ quả có thể là: bông cải xanh, rau bina (spinach), cà rốt, khoai lang.
- Các loại thực phẩm chứa nhiều flavonoids như táo, việt quất, nước ép việt quất, hành tím, cần tây sẽ giúp ngăn chặn sử phát triển của vi khuẩn H. pylori. Theo nghiên cứu được công bố trên tờ Journal of Clinical Medicine vào tháng 2/2019, flavonoids và dẫn xuất flavonoids có thể chữa được H. pylori.
Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt cho người viêm dạ dày ăn vào buổi sáng là một lựa chọn thông minh.
Tinh bột như bánh mì, gạo hoặc mì sợi đều có thể dung nạp tốt đối với bệnh nhân viêm dạ dày. Viêm dạ dày nên ăn vào buổi sáng hơn nửa phần là ngũ cốc nguyên hạt gia tăng lượng chất xơ được hấp thu và chữa lành vết loét dạ dày.
Ngoài ra ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức, gạo nâu, bột yến mạch, hạt kê là nguồn cung cấp chất khoáng có lợi cho cơ thể : vitamin nhóm B, magie, sắt, selen,..
Nên chọn các loại protein có ít chất béo để hạn chế đau dạ dày như: thịt gia cầm, hải sản, sườn heo, thịt thăn, đậu nành, đậu hũ. Các loại hạt và đậu: hạt điều, hạt mắc ca, hạt bí,... có nhiều protein tốt cho sức khỏe nhưng cũng chứa nhiều chất béo.
- Yogurt trái cây: một cốc yogurt kèm thêm topping là trái berry, táo, yến mạch.
- Salad trái cây: gồm các loại trái cây như: mâm xôi, việt quất, cam, bưởi chùm. Đây đều là các loại trái cây chứa nhiều vitamin C và chất xơ hòa tan, không những tốt cho đường tiêu hóa mà còn tốt cho sức khỏe cơ thể.
- Táo và mật ong:
Táo có chứa nhiều pectin là chất xơ hòa tan khá tốt cho dạ dày. Pectin có tác dụng giảm nguy cơ biến chứng tim mạch. Táo còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư. Do đó sự kết hợp giữa táo và mật ong là một hỗn hợp cực giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe mà người bị viêm dạ dày nên ăn vào buổi sáng.
- Táo vào yến mạch hoặc hạt quinoa
- Ngũ cốc: ngũ cốc cung cấp rất nhiều vitamin B. Thiếu vitamin B12 thường gặp trong các bệnh lý ở dạ dày.
- Salad: rau spinach, cải xoăn (kale), một ít ớt chuông, dầu olive, vài quả berry.
- Yến mạch và dâu tây: một cốc yến mạch cung cấp từ 7 đến 9.8mg chất xơ hòa tan tốt cho cơ thể và đường tiêu hóa, đặc biệt đối với những bệnh nhân viêm dạ dày cấp, mãn tính.
- Bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt và trứng: Bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết từ các loại hạt khác nhau như vitamin B, muối khoáng,...
- Bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt ăn cùng mật ong và vài quả berry chín mọng.
Bữa sáng là bữa ăn cực kì quan trọng đối với cả người bình thường và người bị viêm dạ dày. Viêm dạ dày nên ăn vào buổi sáng các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, hạn chế dầu mỡ, và các loại protein ít béo. Các loại thực phẩm này giúp giảm triệu chứng đau bụng, khó tiêu, ngoài ra còn hạn chế lây lan của vết loét dạ dày.
Nên tránh ăn vào buổi sáng: cà phê, rượu bia, nước ngọt có gas, sô cô la.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn