Thời gian gần đây biến thể Lambda được xác định đã xuất hiện trên 40 quốc gia và làm tăng nguy cơ tử vong khi nhiễm. Đồng thời sự xuất hiện của biến thể này làm dấy lên lo ngại về khả năng kháng vaccine Covid-19 đang lưu hành hiện tại.
Biến thể Lambda có tên khoa học là C.37 được biết đến là một chủng đột biến mới từ virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh Covid-19. Biến chủng này được xác định đầu tiên vào tháng 12/2020 tại Peru. Vào tháng 6/2021, WHO gắn nhãn biến thể Lambda là biến thể được quan tâm (VOI) dựa trên sự thay đổi của cơ chế di truyền.
Đọc thêm:
Khô mũi có phải là triệu chứng của COVID-19 không?
Trước, trong và sau khi tiêm vaccine covid 19 cần làm gì?
WHO cho biết trong báo cáo xuất bản ngày 15/06.2021: "Biến thể Lambda mang một số đột biến có liên quan tới khả năng truyền nhiễm cao hơn hay khả năng chống lại các kháng thể trung hòa (1). Sự đột biến này cho thấy biến thể có thể lây lan với tốc độ nhanh hơn hoặc khả năng trốn tránh hàng rào bảo vệ do vaccine Covid-19 đem lại".
Biến thể Lambda trở thành một biến thể thuộc nhóm VOC khi nó được chứng minh là có khả năng lây truyền cao, có sự thay đổi bất lợi trong dịch tễ học, tăng độc lực, có sự thay đổi về triệu chứng bệnh nếu nhiễm hoặc cho thấy giảm hiệu quả của các biện pháp xét nghiệm, điều trị và phòng ngừa như tiêm chủng.
Theo tin đưa trên tờ Times Of India (2) cho biết, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng biến thể Lambda mang ít nhất 7 đột biến trong các protein đột biến và có thể tăng nguy cơ tử vong và có khả năng lây truyền cao - như biến thể Delta.
Một trong những đột biến được xác định trong chủng Lambda được các nhà khoa học gọi là T859N, và đã được tìm thấy trong biến thể 'Iota' hiện đang lan rộng ở Thành phố New York (3).
Một đột biến khác, ở L452Q, được báo cáo là "tương tự như đột biến được báo cáo trong các biến thể Delta và Epsilon", được cho là ảnh hưởng đến tính nhạy cảm với kháng thể của Lambda (4).
Một nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu tại Chile đã báo cáo rằng biến thể Lambda có khả năng lây nhiễm cao hơn so với các biến thể Alpha và Gamma (được biết có nguồn gốc tương ứng ở Anh và Brazil). Nghiên cứu cũng báo cáo sự giảm hiệu quả của vắc-xin Sinovac của Trung Quốc (Coronavac) đối với biến thể Lambda. (5)
Việc WHO xếp Lambda vào nhóm biến thể được quan tâm như một sự thừa nhận về thực tế rằng biến thể này đã gây ra sự lây truyền trong cộng đồng ở mức "đáng kể" ở quốc gia và vùng dân cư.
Nói cách khác, vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa để có thể kết luận mức độ nguy hiểm của biến thể Lambda. Vì hiện tại có rất ít bằng chứng cho thấy chính xác thì biến chủng Lambda khác với các biến chủng khác như thế nào và các nhà khoa học cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa để có thể hiểu được đầy đủ mức độ ảnh hưởng của biến chủng này.
Chính vì thế chưa thể dự đoán được chính xác rằng, liệu Lambda có tính "sát thương" đáng lo ngại như biến thể Delta hay không.
Hiện tại chưa có bằng chứng nào cho thấy các triệu chứng của việc nhiễm C.37 hay triệu chứng của biến thể Lambda khi nhiễm có gì khác biệt với các chủng virus corona khác.
Theo NHS thì các triệu chứng chính của Covid-19 vẫn là:
- Sốt cao
- Ho liên tục, kéo dài nhiều hơn trong một giờ hoặc có ba cơn ho trở lên trong 24 giờ. Nếu bạn là người thường xuyên bị ho thì có thể cảm thấy mức độ ho nặng hơn
- Mất hoặc thay đổi khứu giác/vị giác.
NHS nói rằng, hầu hết những người bị nhiễm Covid-19 sẽ có ít nhất một trong các biểu hiện trên.
Đọc thêm:
Hướng dẫn cha mẹ cách bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong mùa dịch
Thay đổi vị giác và khứu giác trong ăn uống sau mắc COVID-19, phải làm sao?
Trong khi những nghiên cứu giải mã bộ gen và nghiên cứu khoa học tiếp tục diễn ra, người ta nghi ngờ rằng các đột biến nặng của biến thể Lambda cho phép lây nhiễm dễ dàng hơn và cũng có thể giúp nó tránh được các kháng thể do vaccine và thậm chí cả những kháng thể tự nhiên. Nếu điều này là đúng, có thể có sự gia tăng đột biến trong các trường hợp tái nhiễm và đột phá, chẳng hạn như những gì chúng ta đã thấy với biến thể Delta.
Trong một bản báo cáo trước in (preprint) (6) chưa được kiểm duyệt ngang hàng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vaccine mRNA có hiệu quả chống lại biến thể Lambda.
Tuy nhiên, trong một bài báo trước in khác (7), Lambda được phát hiện có các đột biến có “khả năng thoát khỏi các kháng thể vô hiệu hóa do CoronaVac tạo ra ”. CoronaVac là một loại vaccine đang được sử dụng ở một số quốc gia châu Á và hoạt động bằng cách sử dụng phiên bản bất hoạt của virus SARS-CoV-2, sau đó gây ra phản ứng miễn dịch.
Nhìn chung, vì có rất ít bằng chứng về điều này nên hiện tại việc tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine và thực hiện các nguyên tắc trong phòng ngừa lây nhiễm như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách an toàn vẫn là những biện pháp sức khỏe phòng tránh hiệu quả và cần được ưu tiên.
Nguồn dịch:
1. https://www.sciencefocus.com/news/lambda-variant/
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn