Ai không nên tiêm vaccine Covid-19?

17:35 | 07/08/2021;
Hiện nay, dịch Covid-19 diễn ra tại Việt Nam khiến quá trình tiêm vaccine Covid-19 đang được tiến hành gấp rút để nhanh có miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, ai không nên tiêm vaccine Covid-19 vì có thể gây nguy hiểm?

Thực tế, thời điểm hiện nay vaccine Covid-19 được biết đến là biện pháp cấp bách giúp mọi người nhanh chóng có được miễn dịch đối với virus gây bệnh Covid-19. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể được tiêm vaccine Covid-19. Vậy đối tượng nào không được tiêm vaccine?

1. Ai không được tiêm vaccine Covid-19?

Giải đáp tắc mắc ai không nên tiêm vaccine Covid-19 hiện nay được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: Vì tình hình dịch bệnh đang diễn ra vô cùng phức tạp. Do đó, mỗi quốc gia để đảm bảo sức khỏe cho người dân và khả năng lây lan virus thấp thì cần chủng ngừa cho ít nhất 70% dân số để có được miễn dịch cộng đồng.

Tương tự như các loại dược phẩm khác thì vaccine Covid-19 cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ cũng như sẽ gây ra một số ảnh hưởng, không phù hợp đối với một vài đối tượng cụ thể.

Ai không được tiêm vaccine Covid-19? Tất cả các đối tượng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần hoạt chất tá dược nào được liệt kê trong thành phần vaccine đều KHÔNG ĐƯỢC tiêm vaccine Covid-19.

Ngoài đối tượng không được tiêm khi có dị ứng với tá dược trong thành phần vaccine thì các đối tượng sau đây cần cẩn trọng trong quá trình tiêm vaccine Covid-19:

- Đối tượng từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng, gây phản ứng phản vệ sau khi tiêm một loại vaccine nào đó trước đây.

Ai không được tiêm vaccine Covid-19? Đối tượng nào cần trì hoãn tiêm vaccine? - Ảnh 2.

Tất cả các đối tượng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần hoạt chất tá dược nào được liệt kê trong thành phần vaccine đều KHÔNG ĐƯỢC tiêm vaccine Covid-19 - Ảnh Internet

Đọc thêm:

Bị dị ứng nổi mề đay có tiêm vắc xin COVID-19 không? Người dị ứng cần biết gì trước và sau khi tiêm vaccine?

Đối tượng không nên tiêm vaccine Moderna

- Khi hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu, việc suy giảm miễn dịch hoặc bạn đang sử dụng thuốc cũng làm suy yếu hệ miễn dịch. Những đối tượng sử dụng corticosteroid liều cao, thuốc ức chế miễn dịch hay thuốc ung thư.

- Không tiêm vaccine cho người đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng nặng, khi thân nhiệt cao trên 38 độ C.

- Đối tượng gặp phải các vấn đề về xuất huyết, chảy máu hoặc bị bầm tím nếu như đang sử dụng thuốc chống đông máu,...

Ngoài ra, để chắc chắn liệu ban thân có là đối tượng không được tiêm vaccine Covid-19 hay không, nên trao đổi với các bác sĩ hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để có thể tiêm vaccine.

2. Ai cần trì hoãn tiêm vaccine Covid-19?

Ngoài đối tượng không được tiêm vaccine, các đối tượng cần cẩn trọng khi tiêm vaccine thì còn có một vài đối tượng cần thực hiện trì hoãn tiêm vaccine Covid-19 hiện nay.

Có 9 đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng vắc xin Covid-19:

- Người mắc bệnh cấp tính.

- Phụ nữ mang thai.

- Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ.

- Người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch.

- Khi người bệnh đang mắc ung thư giai đoạn cuối.

- Người bị xơ gan mất bù.

- Các trường hợp trong 14 ngày trước có thực hiện điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.

- Trong 90 ngày, người bệnh có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh COVID-19.

Ai không được tiêm vaccine Covid-19? Đối tượng nào cần trì hoãn tiêm vaccine? - Ảnh 3.

Phụ nữ mang thai là đối tượng đang trong giai đoạn trì hoãn tiêm vaccine Covid-19 - Ảnh Internet

- Trì hoãn tiêm vaccine Covid-19 đối với người đã thực hiện tiêm vaccine khác trong 14 ngày trước đó.

- Thực hiện trì hoãn tiêm vaccine Covid-19 đối với người đã mắc Covid-19 trong 6 tháng.

- Đối tượng trên 65 tuổi.

- Người bị giảm tiểu cầu hoặc bị rối loạn đông máu.

Để đưa ra quyết định ai không được tiêm vaccine Covid-19, ai nên cẩn trọng khi tiêm và đối tượng nào nên trì hoãn tiêm vắc xin thì cần thực hiện quá trình khám sàng lọc.

Lúc này, nhân viên y tế sẽ kiểm tra, hỏi về tiền sử tiêm vaccine phòng Covid-19. Người chuẩn bị tiêm vaccine cần thật thà, thẳng thắn, không giấu giếm tình trạng bệnh của bản thân.

Quá trình khai báo chính xác về tiền sử bệnh, dị ứng của bản thân sẽ giúp bác sĩ khám sàng lọc đưa ra kết luận chính xác liệu bạn thuộc đối tượng có được tiêm chủng hay không để bảo vệ sức khỏe bản thân một cách an toàn nhất.


Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn