Những bức ảnh dưới đây nói về một người phụ nữ đang leo lên sông băng trong chiếc váy cuồn cuộn thời Victoria. Thật vậy, đã có một vài người phụ nữ đã vượt qua băng trong những chiếc váy lót và vượt qua những môi trường khắc nghiệt nhất thế giới vào thời điểm mà một người phụ nữ mặc quần dài vẫn bị coi là "tai tiếng" nghiêm trọng.
Mary Isabella Charlet-Straton là một nữ vận động viên leo núi người Anh, người phụ nữ đầu tiên ở Anh trở nên nổi tiếng với vai trò là một vận động viên leo núi mạo hiểm. Cô đã thực hiện một số lần leo núi đầu tiên trên dãy Alps với Emmeline Lewis Lloyd cũng như lần đầu tiên leo lên Mont Blanc vào mùa đông với người chồng tương lai Jean Charlet vào tháng 1 năm 1876 (họ đã cùng nhau leo núi trong 20 năm sau đó).
Chiến tích này đã được đăng tải trên nhiều tờ báo vào thời điểm bấy giờ, biến Straton trở thành một nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực leo núi. Đỉnh Pointe Isabella được đặt tên để vinh danh cô sau khi cô tham gia chuyến đi lên đầu tiên của nó. Một khách sạn ở Chamonix, Pointe Isabelle, được xây dựng theo chủ đề xoay quanh nhiều cuộc phiêu lưu và thành tựu trên núi cao của cô.
Nhưng Charlet-Straton không phải là người phụ nữ đầu tiên từng leo lên Mont Blanc - công lao đó thuộc về Marie Paradis, một người hầu gái nghèo từ Chamonix, người đã leo lên đỉnh núi cao nhất châu Âu vào tháng 7 năm 1808. Cô không phải là người đam mê núi cao, nhưng mong muốn nhanh chóng đạt được danh tiếng và tiền bạc đã khiến người phụ nữ này mạo hiểm để leo lên nó. Trong lần đi lên cuối cùng, cô ấy đã ở trong tình trạng tồi tệ đến mức khó thở, không thể nói và không thể nhìn.
Cô ấy đã kiệt sức và tuyệt vọng đến nỗi cô ấy cầu xin những người bạn đồng hành của mình ném cô ấy vào một con đường gần nhất để kết thúc sự đau khổ mà cơ thể của cô phải gánh chịu.
Tuy nhiên, bằng cách nào đó, Paradis vẫn lên được đỉnh núi, và sống sót trở về. Năm 1809, Paradis ghi lại trải nghiệm của mình trong một cuốn hồi ký (được biết đến với cái tên "Maria de Mont Blanc") và kiếm được khá nhiều tiền từ thành tích của mình.
Người phụ nữ thứ hai leo thành công Mont Blanc là Henriette d'Angeville, người đã kỷ niệm chuyến đi lên thành công của mình ở Chamonix ba mươi năm sau. Điều thú vị là cô đã được chúc mừng bởi Paradis. d'Angeville đã chinh phục ngọn núi trong bộ trang phục nặng 7kg tự may, và khi cô ấy lên đường đến đỉnh núi từ Chamonix, những người đàn ông địa phương đã cho rằng cô không thể hoàn thành được hành trình đó và đặt cược xem cô ấy sẽ bỏ cuộc vào thời điểm nào của chuyến hành trình.
Tuy nhiên, d'Angeville đã chứng tỏ mình đủ mạnh và nhanh nhẹn. Cô cũng leo trèo tốt như những người đàn ông, đặc biệt là trên đá. Khi cả nhóm lên đến đỉnh cao nhất của ngọn núi, họ đã nâng ly chúc mừng bằng rượu sâm panh, và những chú chim bồ câu đưa thư được thả ra để thông báo thành công của họ trong khi d'Angeville được nâng lên vai của những người đàn ông. Khi trở về Chamonix, họ được chào đón bằng một phát đại bác - một nghi thức chứng tỏ sử tôn trọng vào thời điểm đó.
Phần còn lại của xã hội coi những người leo núi đầu tiên này như thế nào? Hãy xem ví dụ của Walker, người phụ nữ đã cùng cha mình đi lên đỉnh Matterhorn ở Thụy Sĩ vào tháng 7 năm 1871. Tờ Nuneaton Observer đã tỏ ra gay gắt và tuyên bố rằng đây không phải là một "tấm gương đáng để noi theo", vì "leo núi không phải là môn thể thao của phụ nữ".
Nhưng cô Walker này là ai? Trong một bài báo tháng 6 năm 1898, tờ Evening Star gọi cô là "Người phụ nữ leo núi người Anh", Lucy Walker là "người phụ nữ đầu tiên leo lên Matterhorn", một trong những đỉnh cao nhất của dãy Alps.
Ngày nay, bộ môn leo núi mạo hiểm là một môn thể theo dành cho tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, tuy nhiên trong quá khứ, những người phụ nữ đầu tiên tham gia vào bộ môn này đã phải đối mặt với những khó khăn và thách thức của sự bất bình đẳng giới.
Vào thời đó, hầu hết các hoạt động ngoài trời, thể thao và đặc biệt là leo núi, chỉ dành cho nam giới thuộc tầng lớp thượng lưu, điều đó cũng có nghĩa là phụ nữ sẽ không có dụng cụ và thiết bị phù hợp, bởi chẳng có ai sản xuất những dụng cụ leo núi cho phụ nữ.
Hơn nữa, quy tắc ăn mặc nghiêm ngặt của thời Victoria yêu cầu những nữ thám hiểm và leo núi đầu tiên phải mặc váy, khiến việc leo lên đỉnh núi gặp nhiều khó khăn hơn so với nam giới. Khi Annie Smith Peck, người Mỹ quyết định mặc áo hoa thay vì váy khi leo núi vào những năm 1890, một vụ bê bối kinh hoàng đã xảy ra sau đó, làm dấy lên cuộc tranh luận công khai về việc liệu phụ nữ có nên được phép tham gia các hoạt động như vậy hay không.
Đối mặt với sự đàn áp của xã hội, một số nhà leo núi nữ đã biến cuộc phiêu lưu của họ thành nền tảng cho "cuộc chiến" của nữ quyền. Nhà địa lý, người vẽ bản đồ, nhà thám hiểm, nhà văn du lịch và người leo núi, Fanny Bullock Workman, là một ví dụ tuyệt vời, người đã lập nhiều kỷ lục về độ cao của phụ nữ, đồng thời ủng hộ quyền của phụ nữ và quyền bầu cử của phụ nữ. Bức ảnh nổi tiếng ở trên cho thấy cô ấy đang cầm trên tay một tờ báo có nội dung "Bình chọn cho phụ nữ" trên dãy Himalaya.
Việc thành lập câu lạc bộ leo núi dành cho phụ nữ ở Scotland, chỉ một năm sau khi câu lạc bộ Ladies Alpine ở London được thành lập vào năm 1907, đã sớm tập hợp những 'quý cô' có cùng chí hướng, có sở thích leo núi và đã trở thành những người tiên phong trong thời đại của họ theo nhiều cách.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn