Ám ảnh lạm dụng với phụ nữ Dalit Ấn Độ

14:27 | 26/07/2016;
Tại Ấn Độ, Dalit là đẳng cấp thấp nhất trong xã hội. Những người thuộc đẳng cấp này nghèo khổ, bất lực và bị lạm dụng cả thể xác lẫn tinh thần.
Điều tra dân số năm 2011 của Ấn Độ cho thấy hơn 16% dân số (khoảng 200 triệu người) tại đây thuộc đẳng cấp Dalit.Theo Cục Hồ sơ Tội phạm Quốc gia Ấn Độ, tại đất nước này, mỗi ngày lại có hơn 4 người phụ nữ Dalit bị hãm hiếp và những tội ác nhằm chống lại đẳng cấp Dalit đã tăng lên 19%. Trong nhiều trường hợp, những tội ác này đều được thực hiện bởi những thủ phạm thuộc đẳng cấp trên.
Điều tra dân số năm 2011 của Ấn Độ cho thấy hơn 16% dân số (khoảng 200 triệu người) tại đây thuộc đẳng cấp Dalit.Theo Cục Hồ sơ Tội phạm Quốc gia Ấn Độ, tại đất nước này, mỗi ngày lại có hơn 4 người phụ nữ Dalit bị hãm hiếp và những tội ác nhằm chống lại đẳng cấp Dalit đã tăng lên 19%. Trong nhiều trường hợp, những tội ác này đều được thực hiện bởi những thủ phạm thuộc đẳng cấp trên.
Rajbala, 28 tuổi: “Tôi ước gì tôi không sinh ra là một người phụ nữ Dalit. Chúng tôi là những mục tiêu dễ dàng nhất của bất kỳ sự lạm dụng tình dục hay thể xác nào trong xã hội của chúng tôi.”
Rajbala, 28 tuổi: “Tôi ước gì tôi không sinh ra là một người phụ nữ Dalit. Chúng tôi là những mục tiêu dễ dàng nhất của bất kỳ sự lạm dụng tình dục hay thể xác nào trong xã hội của chúng tôi.”
Rekha Devi, 33 tuổi: “Chúng tôi không được phép bước vào nhà của người đẳng cấp trên. Chúng tôi chỉ là tiện dân. Khi họ đưa cho chúng tôi nước uống, họ đổ vào lòng bàn tay của chúng tôi để tránh tiếp xúc trực tiếp.”
Rekha Devi, 33 tuổi: “Chúng tôi không được phép bước vào nhà của người đẳng cấp trên. Chúng tôi chỉ là tiện dân. Khi họ đưa cho chúng tôi nước uống, họ đổ vào lòng bàn tay của chúng tôi để tránh tiếp xúc trực tiếp.”
Meera Devi, 26 tuổi: “Những người đàn ông đẳng cấp trên đặt cho chúng tôi tên để lăng mạ và xúc phạm chúng tôi. Tôi muốn tôi có thể thay đổi thực tế này. Chúng tôi không muốn làm việc dưới quyền của những người thuộc đẳng cấp trên và nhún nhường để họ bôi nhọ nhân phẩm của chúng tôi. Nhưng chúng tôi là người nghèo. Chúng tôi có sự lựa chọn nào khác sao?”
Meera Devi, 26 tuổi: “Những người đàn ông đẳng cấp trên đặt cho chúng tôi tên để lăng mạ và xúc phạm chúng tôi. Tôi muốn tôi có thể thay đổi thực tế này. Chúng tôi không muốn làm việc dưới quyền của những người thuộc đẳng cấp trên và nhún nhường để họ bôi nhọ nhân phẩm của chúng tôi. Nhưng chúng tôi là người nghèo. Chúng tôi có sự lựa chọn nào khác sao?”
Jyoti, 24 tuổi: “Các bạn đã bao giờ nghe thấy có cô gái nào thuộc đẳng cấp trên bị hãm hiếp trong cộng đồng của chúng tôi chưa? Chúng tôi là người nghèo và bất lực. Đó là lý do tại sao những người đàn ông đẳng cấp trên hãm hiếp những cô gái như chúng tôi. Họ có thể làm bất cứ điều gì bởi vì họ có tiền và quyền lực.”
Jyoti, 24 tuổi: “Các bạn đã bao giờ nghe thấy có cô gái nào thuộc đẳng cấp trên bị hãm hiếp trong cộng đồng của chúng tôi chưa? Chúng tôi là người nghèo và bất lực. Đó là lý do tại sao những người đàn ông đẳng cấp trên hãm hiếp những cô gái như chúng tôi. Họ có thể làm bất cứ điều gì bởi vì họ có tiền và quyền lực.”
Seema, 25 tuổi: “Đàn ông đẳng cấp trên biến chúng tôi thành trò đùa của họ. Họ nghĩ rằng cuộc sống của chúng tôi chả là gì bởi vì chúng tôi chỉ là con gái của những gia đình nghèo khổ. Họ luôn luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt đầy dục vọng.”
Seema, 25 tuổi: “Đàn ông đẳng cấp trên biến chúng tôi thành trò đùa của họ. Họ nghĩ rằng cuộc sống của chúng tôi chả là gì bởi vì chúng tôi chỉ là con gái của những gia đình nghèo khổ. Họ luôn luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt đầy dục vọng.”
Kavita, 25 tuổi: “Tôi bị bệnh lao nhưng vì tôi là người đẳng cấp Dalit, nên ngay cả đến gần tôi, bác sỹ cũng từ chối. Nhưng khi một người thuộc đẳng cấp trên đi đến các phòng khám, các bác sĩ sẽ không ngần ngại đến gần họ và khám chữa bệnh cho họ mà chẳng có bất kỳ sự do dự nào.”
Kavita, 25 tuổi: “Tôi bị bệnh lao nhưng vì tôi là người đẳng cấp Dalit, nên ngay cả đến gần tôi, bác sỹ cũng từ chối. Nhưng khi một người thuộc đẳng cấp trên đi đến các phòng khám, các bác sĩ sẽ không ngần ngại đến gần họ và khám chữa bệnh cho họ mà chẳng có bất kỳ sự do dự nào.”
Khajani Devi, 60 tuổi: “Máu và cơ thể của chúng tôi giống nhau, nhưng nó là do xã hội đã chia cắt và phân biệt đối xử với chúng tôi. Những người đàn ông đẳng cấp trên làm bất cứ điều gì họ muốn bởi vì họ biết chúng ta không thể chống lại.”
Khajani Devi, 60 tuổi: “Máu và cơ thể của chúng tôi giống nhau, nhưng nó là do xã hội đã chia cắt và phân biệt đối xử với chúng tôi. Những người đàn ông đẳng cấp trên làm bất cứ điều gì họ muốn bởi vì họ biết chúng ta không thể chống lại.”
Bimla Devi, 40 tuổi: “Chúng tôi không thể để con gái của chúng tôi đi một mình ra đồng, để lấy nước hoặc thậm chí là đến trường mà không có người đi cùng. Đàn ông đảng cấp trên luôn nhìn con gái của chúng tôi với những ánh mắt đầy dục vọng.”
Bimla Devi, 40 tuổi: “Chúng tôi không thể để con gái của chúng tôi đi một mình ra đồng, để lấy nước hoặc thậm chí là đến trường mà không có người đi cùng. Đàn ông đảng cấp trên luôn nhìn con gái của chúng tôi với những ánh mắt đầy dục vọng.”

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn