Các nhà nghiên cứu đến từ Thành phố Toronto, Canada, mới đây đã cho đăng tải một nghiên cứu của mình trên tạp chí Nhi Khoa thuộc Viện Khoa Học Hoa Kỳ. Trong nghiên cứu này, họ đã cố gắng làm rõ ảnh hưởng của chế độ ăn chay lên sự phát triển của trẻ em.
Để thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích dữ liệu từ hơn 9000 đứa trẻ có độ tuổi dao động từ 6 tháng cho đến 8 tuổi. Các dữ liệu về những đứa trẻ được thu thập trong khoảng từ 2008-2019, thời gian theo dõi bình quân của mỗi trẻ tham gia nghiên cứu kéo dài khoảng 2,8 năm.
Trải qua phân tích dữ liệu, các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa chế độ ăn chay ở trẻ em với cân nặng, chiều cao và mức độ cholesterol trong máu.
Theo kết quả thu được, mô hình tăng trưởng ở trẻ ăn chay và trẻ không ăn chay là tương tự so với nhau. Tuy nhiên, những đứa trẻ ăn chay là những trẻ thường sẽ dễ gặp phải tình trạng nhẹ cân hơn. Mà tình trạng nhẹ cân lại có mối liên hệ với suy dinh dưỡng. Do đó cần chăm sóc đặc biệt khi lên kế hoạch ăn chay cho trẻ.
Ngoài ra nhóm nghiên cứu còn nhận thấy rằng, nồng độ cholesterol máu ở những đứa trẻ uống sữa bò cao hơn so với trẻ không uống sữa, nhưng lại không có sự khác biệt khi so sánh với trẻ ăn thuần chay.
Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy cái nhìn sâu hơn về sự khác biệt chỉ số sức khỏe giữa những đứa trẻ ăn chay so với những đứa trẻ không ăn chay. Mặc dù vậy, nghiên cứu này lại không thể cung cấp thêm hiểu biết về sự khác biệt giữa những trẻ ăn chay với nhau.
Theo Chuyên gia dinh dưỡng - Tiến sĩ Amy Sapola, ý nghĩa của một chế độ ăn chay có thể sẽ khác biệt khi được áp dụng ở các cá nhân khác nhau. Và ăn chay không nhất thiết phải là ăn nhiều rau hơn hoặc phải giữ cân bằng tốt. Đây có thể thực sự là điểm mấu chốt đối với sức khỏe của trẻ.
Cô cho biết, mình đã từng làm việc với và khách hàng khác nhau. Mặc dù họ đều nói rằng họ là những người ăn chay, nhưng cách mà họ ăn chay lại rất khác biệt với nhau. Chẳng hạn, một bệnh nhân của cô nói rằng mình ăn chay nhưng đồng thời cũng không thích ăn các loại rau củ,...
Còn theo Tiến sĩ Amrik Singh Khalsa đến từ Bệnh viện Nhi đồng Quốc gia Hoa Kỳ thì, mọi người vẫn thường nghĩ ăn chay sẽ dẫn đến thiếu một số loại vi chất dinh dưỡng. Tuy nhiên kết quả này đã làm ông cảm thấy yên tâm. Bởi không có sự khác biệt về tăng trưởng và chỉ số dinh dưỡng giữa những đứa trẻ ăn chay so với những đứa trẻ khác.
Mặc dù vậy, ông cho rằng các chế độ ăn cho trẻ ăn chay có sự khác biệt lớn với nhau. Do đó cần phải có thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá các chế độ ăn kiêng một cách đầy đủ hơn.
Tiến sĩ Amy Sapola cho biết, nghiên cứu này đã cho thấy nồng độ cholesterol máu của những đứa trẻ uống sữa bò cao hơn so với trẻ không uống. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không cần phải quá lo lắng về điều này.
Bởi lẽ, cholesterol tham gia vào cấu trúc tế bào và được cơ thể sử dụng để tổng hợp một số loại hormone. Nếu không có phản ứng viêm mức độ cao đang xảy ra, cholesterol có khả năng đem lại nhiều lợi ích cho sự tăng trường và phát triển bình thường của trẻ. Do đó không cần thiết phải lo lắng cho một đứa trẻ có chế độ ăn uống cân bằng, ít sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều đường.
Tuy nhiên, khi nồng độ cholesterol máu của trẻ quá cao thì đó có thể là một dấu hiệu của tình trạng tăng cholesterol gia đình. Đây là một tình trạng hiếm nhưng cần được đánh giá đúng để lựa chọn các biện pháp điều trị thích hợp.
Sự đang dạng là điểm mấu chốt nhất trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Do đó, các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên dành đến phụ huynh để luôn đảm bảo được tính đa dạng thực phẩm khi cho trẻ ăn chay.
Theo Tiến sĩ Amy Sapola, cần phải đảm bảo sự đa dạng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Do đó cô luôn khuyến cáo rằng cần cho trẻ làm quen với rau có mùi vị, màu sắc, kết cấu khác nhau ngay khi chúng bắt đầu tập ăn các loại thức ăn đặc. Cùng với đó, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu các vị mặn, ngọt, chua, cay, hăng, chát của thực phẩm và có thể kết hợp chúng với nhau trong mỗi bữa ăn.
Tiến sĩ Amrik Singh Khalsa bổ sung thêm, tính đa dạng tốt là chìa khóa khi lên kế hoạch ăn chay cho trẻ. Các bậc phụ huynh nên cung cấp các loại trái cây, rau củ, đậu,.. theo màu sắc của cầu vồng. Từ đó giúp trẻ cân bằng dinh dưỡng, vi chất tốt hơn và phòng tránh thiếu hụt vi chất ở mức độ vi mô hoặc vĩ mô.
Tiến sĩ Amy Sapola khuyên rằng, nên để cho trẻ được quyền lựa chọn mình được ăn gì và ăn bao nhiêu. Điều này có thể khiến cha mẹ gặp phải một số khó khăn nhất định, nhưng nó lại làm việc lên kế hoạch cho bữa ăn trở nên đơn giản hơn. Việc cần làm chỉ là cung cấp các thành phần của bữa ăn cho trẻ và trẻ sẽ tự hoàn thiện bữa ăn của mình.
Các bậc cha mẹ nên mua và chế biến các thực phẩm tươi để đảm bảo dinh dưỡng cho bữa ăn của trẻ. Thay vì luộc rau quá chín thì chỉ nên xào, nướng hoặc hấp nhẹ thực phẩm trước khi cho trẻ sử dụng.
Cùng với đó, để hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A,D,K, E thì cha mẹ có thể thêm vào một chút dầu oliu trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ.
Nguồn tham khảo: Vegetarian and Meat-Eating Kids Have Similar Growth but Not Weight
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn