Đừng vội quát mắng con khi chưa hiểu tường tận vấn đề. Ảnh minh họa: Internet
Lần đó, tôi đến trường đón con thì bất đắc dĩ phải nghe cô giáo phàn nàn rằng, con tôi không chịu chép bài trong giờ học. Đang bị stress, lại phải nghe chuyện về cậu con hư, tôi như bốc hỏa trong người.
Vừa về tới nhà, tôi mắng con xối xả: “Con là đồ bất hiếu. Mẹ đi làm cả ngày, kiếm tiền cho con ăn học mà con không biết quý. Người ta đẻ con thì được tự hào. Đằng này, tôi đẻ con ra thì... chết nhục. Biết thế này tôi chết trước cho xong”.
Lần đó, tôi đến trường đón con thì bất đắc dĩ phải nghe cô giáo phàn nàn rằng, con tôi không chịu chép bài trong giờ học. Đang bị stress, lại phải nghe chuyện về cậu con hư, tôi như bốc hỏa trong người.
Vừa về tới nhà, tôi mắng con xối xả: “Con là đồ bất hiếu. Mẹ đi làm cả ngày, kiếm tiền cho con ăn học mà con không biết quý. Người ta đẻ con thì được tự hào. Đằng này, tôi đẻ con ra thì... chết nhục. Biết thế này tôi chết trước cho xong”.
Không ngờ, những câu nói ấy đã khiến con tôi tổn thương trầm trọng. Tối đó, đến giờ ăn, gọi hoài cũng không thấy con xuống, tôi chạy lên phòng thì thấy con đang úp mặt vào tường khóc thút thít. Tôi hỏi lý do thì con mếu máo: “Con đang tự trừng phạt mình để mẹ hài lòng. Con cũng sẽ không ăn cơm nữa để mẹ khỏi tốn tiền nuôi con. Con chỉ xin mẹ đừng chết. Cái bàn đó rất chật, con chỉ để được một phần cánh tay lên bàn nên chép bài rất mỏi, nhưng mai con sẽ cố chép hết bài”.
Nghe con nói, tôi ân hận vì đã mắng oan con. Lúc chiều tôi đâu có biết mình nói gì. Trong đầu tôi chỉ hiển hiện những uất ức mà mình từng phải chịu thời gian qua, nào là môi trường làm việc không tốt, chồng không quan tâm, nỗi lo cơm áo gạo tiền đè nặng nên tôi mượn con để giải tỏa tâm tư cho chính mình... Hôm sau, tôi đến nói với cô giáo về khó khăn của con và nhờ cô sắp xếp cho con một chỗ ngồi đủ rộng để con chép bài thật thoải mái. Sau lần đó, tôi cũng không bao giờ dạy con kiểu “giận cá chém thớt” như vậy nữa.