Hiện nay, mọi người đều biết tới các biện pháp ăn kiêng như: chế độ ăn Keto, Low Carb,... đây đều là những chế độ ăn kiêng được rất nhiều người lựa chọn và áp dụng khi muốn giảm cân và thay đổi vóc dáng thon gọn hơn.
Thực tế, các chế độ ăn kiêng này đều đem lại những hiệu quả nhất định. Nhưng kèm theo đó chúng cũng đem lại những rủi ro mà người thực hiện khó có thể tránh khỏi nếu duy trì quá lâu các chế độ ăn kiêng này.
Thực chất, dù là chế độ ăn kiêng nào khiến bạn giảm cân nhưng trong một thời gian nhất định nếu bạn bỏ thực hiện chế độ thì việc tăng cân trở lại là điều xảy ra nhanh chóng. Khi khả năng trao đổi chất dần trở nên kém và chậm hơn khi bạn ăn kiêng quá lâu sẽ khiến bạn dễ tăng cân trở lại nếu không tiếp tục thực hiện chế độ.
Trong khi đó cơ thể con người luôn tồn tại cơ chế thích nghi tự nhiên. Vì vậy việc giới hạn năng lượng hấp thụ trong ngày ở ngưỡng thấp hơn mức cần thiết của cơ thể khiến khả năng trao đổi chất chậm hơn. Điều này khiến cho quá trình giảm cân cũng trở nên khó khăn hơn.
Huấn luyện viên này còn cho biết một số nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng trao đổi chất của những người ăn kiêng trên 30 tuần bị giảm đến 23%. Trong khi đó con số ấy không dừng ở mức độ này mà còn tiếp tục kéo dài trong thời gian sau đó.
Đây được xem là nguyên nhân khiến con người dễ quay lại mức cân nặng ban đầu khi kết thúc chu trình ăn kiêng của mình khi mà thời điểm bạn nạp thức ăn nhiều trở lại nhưng tốc độ trao đổi chất lại rất chậm.
Việc ăn kiêng khiến cơ thể mất cơ. Bên cạnh việc tập luyện với cường độ đủ lớn, chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng tiếp theo giúp cơ bắp được duy trì và được phát triển. Do đó, các vấn đề xảy ra với chế độ ăn kiêng dài hạn.
Thông thường, các chế độ ăn kiêng đều có tỷ lệ tinh bột và khẩu phần dinh dưỡng tương đối thấp. Nguyên nhân này khiến cơ thể con người bị thiếu hụt lượng carbohydrate, trong khi đó lượng carbohydrate chính là nguồn năng lượng chính của mọi hoạt động để cơ thể sử dụng trong các buổi tập nặng.
Ngoài ra, tình trạng bổ sung ít dinh dưỡng còn gây ra hiện tượng dị hóa cơ bắp, cơ thể chuyển hóa cơ bắp thành năng lượng sẽ xảy ra.
Không chỉ vậy, đối với chế độ ăn kiêng không đảm bảo được lượng đạm cần thiết cho cơ thể. Trong khi protein lại là chất dinh dưỡng đóng vai trò giúp duy trì khối lượng và phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện.
Đối với một chế độ dinh dưỡng không đủ chất sẽ gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phát triển cơ bắp.
Việc thực hiện chế độ ăn kiêng không chỉ làm hạn chế nguồn năng lượng từ các chất đa lượng, nhiều người ăn kiêng dài hạn dễ mắc các bệnh liên quan đến thiếu chất. Đặc biệt trong đó là thiếu sắt, thiếu vitamin, magie, canxi.
Vì cơ thể thiếu chất nên sức khỏe con người sẽ yếu đi và khiến bạn gặp phải một vài vấn đề về sức khỏe như:
- Làm giảm sức khỏe của xương khớp.
- Cơ thể có thể bị loãng xương do thiếu canxi.
- Làm tăng nguy cơ bị rụng tóc do thiếu vitamin B1 và B7.
- Khiến sức đề kháng suy giảm dẫn đến dễ mắc các bệnh khi thay đổi thời tiết, thiếu vitamin A.
- Gặp phải tình trạng bị chuột rút, nhịp tim tăng thất thường do thiếu magie,...
Để có thể bảo vệ sức khỏe, bạn chỉ nên thực hiện chế độ ăn kiêng tối đa trong 12 tuần. Sau khoảng thời gian này thì cơ thể cần được phục hồi ở 4 tuần tiếp theo trước khi bước vào chế độ ăn kiêng mới.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn