Mít là loại trái cây nhiệt đới, hương vị thơm, ngọt. Có rất nhiều loại mít khác nhau như mít tố nữ, mít mật, mít dai, mít na, ... Mít vào mùa từ tháng 7 đến tháng 9. Vì có nhiều chất dinh dưỡng nên mít có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nếu như ăn đúng cách.
Mít có hàm lượng dinh dưỡng cao, trong 165g mít ước tính có đến 155 calo (nhưng 92% calo đến từ carbs, số còn lại đến từ protein và một lượng chất béo nhỏ). Ngoài ra, mít còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin như:
- Vitamin A: 10% RDI
- Vitamin C: 18% RDI
- Pyridoxine (vitamin B6)
- Niacin (vitamin B3)
- Riboflavin: 11% RDI
- Magiê: 15% RDI
- Kali: 14% RDI
- Đồng: 15% RDI
- Mangan: 16% RDI
- Axit folic (vitamin B9)
- Phốt pho
- Vitamin B6
- Chất đạm: 3 gam
- Chất béo 3 gam
- Lượng calo: 155
- Carbs: 40 gram
- Chất xơ: 3 gam
Đọc thêm:
- Bà đẻ có ăn được quả mít không? Mẹ sau sinh cần lưu ý những gì khi ăn mít
- 13 tác dụng tuyệt vời của quả óc chó đối với sức khỏe
Mít có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú. Dưới đây là một số lợi ích tốt nhất mít mang lại:
Trong mít có hàm lượng Vitamin C và chất chống oxy hóa dồi dào giúp làn da căng bóng, săn chắc, duy trì quá trình sản xuất collagen. Ngoài ra, mít cũng chứa các chất dinh dưỡng thực vật (lignans, isoflavone và saponin) có tác dụng chống lão hoá hiệu quả.
Kali và chất xơ trong mít là dưỡng chất giúp chúng ta có một trái tim khỏe mạnh. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, kali giúp giảm tác động tiêu cực của natri đối với huyết áp. Chế độ ăn uống giàu chất xơ có thể làm giảm mức cholesterol, giảm huyết áp và chứng viêm.
Thành phần dinh dưỡng của mít có chứa chất xơ, bổ sung đủ hàm lượng chất xơ có thể sẽ cảm giác no lâu, hạn chế thèm ăn. Vì vậy, có thể bổ sung mít và khẩu phần ăn giảm cân của bạn.
Vitamin C trong mít có tác dụng ngăn ngừa viêm trong cơ thể. Nhờ vậy sẽ ngăn ngừa được các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư.
Bên cạnh các lợi ích trên, mít có nhiều lợi ích khác nhưng chưa được nghiên cứu cụ thể:
- Tăng cường miễn dịch: Vitamin A và Vitamin C trong mít có tác dụng giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa miễn dịch, giảm các bệnh do nhiễm virus.
- Hỗ trợ tiêu hoá: Mít có chứa chất xơ nên sẽ giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, chống táo bón.
- Ngăn ngừa thiếu máu: Trong quả mít có chứa chất sắt giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu, giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Tốt cho mắt: Vitamin A trong mít giúp mắt khoẻ, sáng hơn, ngăn ngừa các bệnh như thoái hoá điểm vàng, quáng gà, ...
- Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư: Mít có chứa Vitamin C, giàu dinh dưỡng thực vật như ignans, isoflavones và saponins có tác dụng ngăn ngừa ung thư và chống lão hoá.
Mặc dù mít tốt cho sức khoẻ và hầu hết an toàn với mọi người, nhưng một số trường hợp sau nên hạn chế ăn quá nhiều mít vì có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Người bị tiểu đường: Trong mít có chứa nhiều đường fructose và đường glucoza, sẽ dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao đột ngột. Vì vậy, những người bị tiểu đường chỉ nên ăn một lượng nhỏ mít.
- Những người bị mụn nhọt: Ăn nhiều mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu, đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt là tụ cầu - nguyên nhân gây tình trạng mụn nhọt.
- Bệnh thận mãn tính hoặc suy thận: Kali (trong mít) tốt cho sức khỏe tim mạch nhưng lại ảnh hưởng đến thận nếu như dung nạp quá nhiều. Đặc biệt, ăn quá nhiều thực phẩm giàu kali có thể gây suy nhược có thể, tê liệt và đau tim.
Để ăn mít không bị nóng, các bạn có thể tham khảo cách ăn mít vừa dinh dưỡng lại lành mạnh như sau:
- Ăn mít sau bữa ăn từ 1 đến 2 giờ. Nếu ăn lúc đói sẽ khiến hàm lượng đường trong máu của cơ thể tăng cao đột ngột, đầy bụng, khó tiêu.
- Không ăn mít vào chiều tối hoặc tối, thời gian này sẽ khiến bạn khó tiêu, nóng trong.
- Ăn lượng vừa đủ, mít kích thích vị giác giúp chúng ta cảm thấy ngon miệng, nhưng mỗi tuần chỉ nên ăn 2 đến 3 lần, mỗi lần khoảng 80 đến 10 gram.
- Kết hợp với các nguyên liệu khác, vừa giúp ngon miệng lại thanh mát, các bạn có thể chế biến thành sữa chua mít, chè mít, …
Kết luận lại, mít là trái cây giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn nhiều mít sẽ gây ra tình trạng mụn nhọt, chốc lở. Vì vậy, các bạn nên ăn với lượng vừa phải, kết hợp cùng một số thực phẩm thanh mát khác.
Nguồn tham khảo: Why Is Jackfruit Good for You? Nutrition, Benefits and How To Eat It
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn