Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường bị cảm cúm do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Do đó, các yếu tố xung quanh cũng gây ra nhiều phiền toái, khiến trẻ dễ bị mắc bệnh cúm. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của trẻ khỏi bệnh cúm, cha mẹ cần có các biện pháp phòng ngừa bệnh cảm cúm cho trẻ.
Khi trẻ bị cảm cúm, sẽ gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ và khiến trẻ xuất hiện các triệu chứng phổ biến.
Đối với trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ, bệnh cảm cúm khiến trẻ bị ho, nghẹt mũi, sốt, kèm theo đó là quấy khóc hơn thường ngày. Đặc biệt lưu ý phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viên để kiểm tra ngay nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu như:
Trẻ bị khó ăn hoặc không muốn ăn, để dỗ trẻ ăn uống vô cùng khó vì trong người bé đang cảm thấy rất khó chịu vì bệnh cảm cúm gây ra, cha mẹ có thể nhìn thấy luôn hành vi từ chối thức ăn của bé.
Khi trẻ sơ sinh không cười hoặc khi trẻ lớn hơn xuất hiện tình trạng không chơi suốt hơn 4 giờ liên tục, trẻ trầm lặng, không tham gia các hoạt động trò chơi hay chơi với các trẻ xung quanh khác.
Trẻ liên tục chán nản và quấy khóc.
Nếu trẻ bị khò khè, khó thở.
Một vài dấu hiệu cần phụ huynh để ý kỹ mới thấy như ho, khó thở đặc biệt khi để trẻ nằm ngửa trẻ thường há miệng ra để thở.
Cũng có thể trẻ sẽ bị nôn hoặc tiêu chảy kéo dài. Nếu để tình trạng tiêu chảy kéo dài sẽ khiến trẻ bị đuối sức, mệt mỏi.
Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao.
Bé không khóc, cũng ướt tã trong 8 giờ.
Những dấu hiệu này đều cảnh báo các biến chứng nghiêm trọng về bệnh cảm cúm có thể xảy ra ở trẻ. Do đó, phụ huynh cần trao đổi với bác sĩ nếu cảm cúm gây ra những ảnh hưởng trên tới trẻ.
Cha mẹ nên gọi điện cho bác sĩ để nhận hướng dẫn hoặc đưa trẻ tới cơ sở y tế thăm khám bác sĩ khi trẻ bị cảm cúm để giúp giảm thiểu khả năng mắc bệnh nghiêm trọng và các biến chứng có thể xảy ra.
Phụ huynh cần tìm hiểu thêm về Các giai đoạn của bệnh cảm cúm ở trẻ mẹ nên lưu ý.
Thực tế, việc ngăn ngừa bệnh cảm cúm sớm luôn là cách tốt hơn giúp điều trị bệnh cho trẻ. Trong khi đó đối với trẻ trên 6 tháng tuổi đều cần được tiêm phòng hàng năm nhằm ngăn ngừa bệnh cảm cúm.
Khi thực hiện tiêm phòng cảm cúm, trẻ nhỏ cần 2 loại vaccine, tiêm cách nhau 4 tuần.
Rất nhiều cha mẹ lo lắng về sự an toàn của trẻ cũng như hiệu quả mà vaccine đem lại khi tiêm phòng cho con. Tuy nhiên, phụ huynh không nên quá lo lắng vì đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành và cho kết quả rằng vaccine tiêm phòng cúm cho trẻ an toàn và đạt hiệu quả.
Tuy nhiên, trẻ dưới 6 tuổi không thể tiêm phòng cúm. Đây chính là lo lắng của các bậc phụ huynh có trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi. Cha mẹ có thể bảo vệ trẻ khỏi bệnh cảm cúm bằng cách:
Nếu mẹ mang thai trong mùa cúm, người mẹ nên tiêm phòng cúm trước khi em bé chào đời. Vaccine lựa chọn để sử dụng tiêm cho bà bầu trong thai kỳ một cách an toàn được chứng minh có thể bảo vệ em bé khỏi bệnh cảm cúm cho đến khi 6 tháng tuổi.
Ngoài ra, việc nuôi con bằng sữa mẹ chính là một cách tuyệt vời khác để bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm. Sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bé và có thể bảo vệ cơ thể trong khi em bé đang phát triển.
Biện pháp giúp phòng cảm cúm cho trẻ chính là nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Ngoài việc cần tiêm phòng cúm cho trẻ thì cần hướng dẫn trẻ hình thành một số thói quen để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cảm cúm như:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng giúp loại bỏ vi khuẩn.
- Giữ trẻ tránh xa người bệnh.
- Hướng dẫn trẻ che miệng khi ho để tránh lây cảm cúm hoặc tránh xa nơi đông người, nơi ẩm thấp, nhiều muỗi và vi trùng sống.
Những ảnh hưởng của bệnh cảm cúm tới trẻ nhỏ rất nghiêm trọng. Vì vậy, phụ huynh có con nhỏ cần chủ động tiêm phòng và bảo vệ trẻ để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh cho trẻ. Đặc biệt nếu trẻ bị cảm cúm, hiểu rõ các dấu hiệu và ảnh hưởng của bệnh cảm cúm tới sức khỏe của trẻ để theo dõi và đưa trẻ tới cơ sở y tế thăm khám bác sĩ để nhận điều trị kịp thời.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn