Bà bầu mang thai 3 tháng giữa cần lưu ý những gì?

09:45 | 12/05/2020;
Trong 3 tháng giữa thai kỳ, thai nhi đã lớn và vận động nhiều hơn, mẹ có thể cảm nhận được bé. Do đó, đây là khoảng thời gian vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên, khi mang thai 3 tháng giữa mẹ vẫn cần phải lưu ý nhiều điều để cả mẹ và bé khỏe mạnh hơn.

1. Chú ý dinh dưỡng cho bà bầu mang thai 3 tháng giữa

Khi mang thai 3 tháng giữa, mẹ vẫn cần chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Và uống thêm thuốc bổ nếu cần thiết. Ở giai đoạn này, hiện tượng ốm nghén đã thuyên giảm và dần biến mất, mẹ ăn uống sẽ dễ dàng hơn. Do đó hãy chú ý bổ sung đủ 4 nhóm chất tinh bột - đạm - béo - vitamin và khoáng chất cùng chất xơ.

Một số thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng giữa mà mẹ có thể tham khảo là:

- Ngũ cốc, cơm, khoai lang, khoai tây, ngô.

- Cá hồi, cá ngừ, tôm, cua.

- Các loại hạt giàu Omega-3 như hạnh nhân, óc chó, đậu phộng, hạt dẻ,....

- Trứng.

- Cải bắp, cải xoắn, rau chân vịt, súp lơ xanh.

- Quả bơ, bưởi, chuối.

Bà bầu mang thai 3 tháng giữa cần lưu ý những gì? - Ảnh 2.

- Sữa.

Mang thai 3 tháng giữa, mẹ không còn phải kiêng khem nhiều như 3 tháng đầu nữa. Tuy nhiên hãy chú ý tránh các loại thực phẩm quá nhiều đường và thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê và rượu bia.

Mang thai 3 tháng giữa, bà bầu cần tăng khoảng 3 - 4kg. Bà bầu nên khống chế cân nặng. Nếu tăng cân quá ít sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tăng cân quá nhiều có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm như tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, tiền sản giật,....

2. Đối phó với các vấn đề sức khỏe khi mang thai 3 tháng giữa

- Vì thai nhi đã phát triển khá to, cân nặng của mẹ cũng tăng lên nhanh chóng. Do đó sẽ xuất hiện tình trạng đau mỏi lưng, tê chân, chuột rút,... Bà bầu mang thai 3 tháng giữa nên tích cực vận động nhẹ nhàng để thúc đẩy lưu thông máu, giảm đau mỏi xương khớp.

- Tử cung phát triển, chèn ép đường tiêu hóa khiến thức ăn di chuyển chậm hơn. Cộng với tác dụng phụ của thuốc canxi và sắt, sẽ gây ra tình trạng táo bón. Để tránh tình trạng này, bà bầu nên uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, chăm chỉ vận động để tăng nhu động ruột.

Bà bầu mang thai 3 tháng giữa cần lưu ý những gì? - Ảnh 3.

- Bà bầu mang thai 3 tháng giữa cũng thường gặp tình trạng chóng mặt, dù bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Nguyên nhân là do thai nhi phát triển, chèn lên các tĩnh mạch có chức năng vận chuyển máu, gây thiếu máu não. Chóng mặt có thể gây ngất xỉu, té ngã, nguy hiểm cho mẹ và bé. Do đó, khi thấy có dấu hiệu chóng mặt, bà bầu ngay lập tức ngồi nghỉ. Bạn cũng nên tránh nằm ngửa, ưu tiên nằm nghiêng về bên trái để hạn chế tĩnh mạch máu từ tim bị chèn ép.

- Cũng vì tử cung tăng kích cỡ khá nhiều trong 3 tháng giữa thai kỳ nên phổi sẽ bị chèn ép, bà bầu thường bị khó thở. Mẹ nên vận động nhẹ nhàng, không nên làm việc quá sức sẽ dẫn đến thở nhanh, thở gấp, khó thở.

- Bụng bầu to nhanh, da bụng bị căng quá mức có thể dẫn đến rạn da. Nếu bà bầu tăng cân quá nhanh còn có nguy cơ rạn da mông, rạn da đùi. Bà bầu mang thai 3 tháng giữa hãy nhớ massge nhẹ nhàng với kem chống rạn hoặc với dầu dừa, dầu oliu để ngăn ngừa rạn da.

Mẹ cũng đừng quên đi khám thai ở tuần 22 để bác sĩ kiểm tra dị tật và sự phát triển các bộ phận của thai nhi nhé. Mẹ cũng sẽ được xét nghiệm máu và tiểu đường để kiểm tra sức khỏe.

3. Tương tác với thai nhi

Trong 3 tháng giữa, thai nhi đã phát triển khá hoàn thiện, và có sự kết nối với người mẹ. Do đó, bố mẹ nên chủ động tương tác và giao tiếp với thai nhi giúp bé phát triển nhanh hơn:

- Bà bầu mang thai 3 tháng giữa nên nghe nhạc thính phòng, các thể loại nhạc nhẹ nhàng và êm ái sẽ giúp kích thích não bộ của thai nhi.

- Bố mẹ nên trò chuyện với em bé hàng ngày để gắn kết tình cảm bởi bé đã biết phân biệt âm thanh.

- Bé có thể cảm nhận được tâm trạng của mẹ. Các hormone cơ thể người mẹ tiết ra khi người mẹ đau buồn cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bé. Do đó, bà bầu hãy cố gắng giữ tinh thần luôn thoải mái và vui vẻ.


Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn