Thuốc kháng sinh là một loại thuốc giúp chống lại vi khuẩn và hiện tượng nhiễm trùng. Việc sử dụng kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và đặc biệt là sau thời gian ngưng dùng kháng sinh, cơ thể chúng ta vẫn còn những tồn dư của kháng sinh.
Thuốc kháng sinh là một loại thuốc dùng để điều trị các trường hợp bị vi khuẩn xâm nhập, viêm, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Có rất nhiều loại kháng sinh khác nhau sử dụng cho những mục đích khác nhau. Đa số kháng sinh là những loại phổ rộng, hoạt động trên một loạt các vi khuẩn gây bệnh.
Thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị tốt và hiệu quả trong những trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có thể đi kèm với một số tác dụng phụ, và đa phần sau khi dùng xong kháng sinh.
Nhiều chứng minh khoa học cho thấy, việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể tác động đến gan và dạ dày của bạn, mức độ nặng nhẹ phụ thuộc và liều lượng cũng như thời gian sử dụng dài hay ngắn. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thuốc kháng sinh là loại thuốc phổ biến gây tổn thương gan.
Chưa kể đến lạm dụng thuốc kháng sinh cũng gây ra rất nhiều các nguy hại khác cho sức khỏe, tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY.
Ngoài ra, thuốc kháng sinh cũng tác động mạnh đến hàng nghìn tỷ vi khuẩn và kể cả những lợi khuẩn trong cơ thể. Sử dụng kháng sinh nhiều và trong thời gian dài cũng làm thay đổi mạnh mẽ số lượng và loại vi khuẩn trong hệ sinh vật đường ruột trong giai đoạn đầu đời.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng kháng sinh trong thời gian 7 ngày có thể khiến cấu trúc hệ vi sinh vật đường ruột bị thay đổi và thời gian ổn định trở lại phải mất đến 1 năm. Điều này làm gia tăng nguy cơ tăng cân và gây ra béo phì. Trường hợp khác, việc lạm dụng kháng sinh còn gây ra tình trạng kháng thuốc, không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.
Mặt khác khi sử dụng kháng sinh, người bệnh cũng có thể gặp phải những tác dụng phụ ngay lập tức tại đường ruột như tiêu chảy, táo bón hoặc đau bụng.
Chính vì những tác dụng phụ lâu dài trên cơ thể, nhiều trường hợp mấy từ 6 tháng đến 12 tháng mới có thể ổn định trở lại sau khi dùng kháng sinh, cho nên việc phục hồi cơ thể sau khi sử dụng kháng sinh là một việc làm cần thiết giúp đẩy nhanh những tác dụng phụ ra khỏi cơ thể người bệnh
Theo Bác sĩ Đỗ Nguyên Thiều (Chuyên gia thảo dược học, em trai Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Đỗ Nguyên Phương), để phục cơ thể sau khi sử dụng kháng sinh, người bệnh có thể sử dụng các loại men vi sinh hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường chất xơ và các loại khoáng chất. .
Cũng theo Bác sĩ Đỗ Nguyên Thiều, việc uống kháng sinh làm thay đổi hệ sinh vật đường ruột, cho nên uống men vi sinh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy liên quan đến sử dụng thuốc.
>> Dùng thuốc gì để điều trị tiêu chảy do kháng sinh?
Tuy nhiên, do men vi sinh thường là vi khuẩn, chúng cũng có thể bị giết bởi kháng sinh nếu dùng chung, cho nên các chuyên gia thường khuyến cáo sử dụng hai nhóm này cách nhau 2-3 giờ để tránh tương tác làm giảm tác dụng của thuốc.Ngoài ra, người bệnh sau dùng kháng sinh cũng nên tiêu thụ các sản phẩm có chứa Probiotic để phục hồi một số vi khuẩn lành mạnh trong ruột có thể đã bị tiêu diệt.
Bác sĩ Đỗ Nguyên Thiều cũng cho biết, để phục hồi cơ thể sau khi dùng kháng sinh, người bệnh nên tiêu thụ nhiều chất xơ để cải thiện đường tiêu hóa và giảm những tác động của thuốc lên cơ quan này.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, chất xơ có thể giúp phục hồi vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh sau một đợt kháng sinh. Theo bác sĩ, người bệnh nên sử dụng những loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt bao gồm cháo, bánh mì đen, gạo lứt, các loại đậu, quả mọng hoặc đơn giản nhất là chuối hay atiso.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất xơ không chỉ có khả năng kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi mà còn giúp giảm sự tăng sinh của vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, nên sử dụng nhiều chất xơ sau khi kết thúc liệu trình kháng sinh bởi chất xơ có thể làm chậm sự hấp thụ thuốc, giảm tác dụng của kháng sinh.
>> Chưa kể đến dư thừa chất xơ còn có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm
Theo Bác sĩ Đỗ Nguyên Thiều, để phục hồi cơ thể sau khi dùng kháng sinh cũng có thể ăn các loại thực phẩm lên men như sữa chua, phô mai, bắp cải muối, kim chi, sữa chua uống… Trong các nhóm thực phẩm này có chưa một số loại vi khuẩn khỏe mạnh như Lactobacilli giúp khôi phục hệ vi sinh vật đường ruột và duy trì trạng thái khỏe mạnh.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng chỉ ra rằng, người tiêu thụ sữa chua hoặc sữa lên men có lượng Lactobacilli cao hơn trong ruột và lượng vi khuẩn gây bệnh thấp hơn, chẳng hạn như Enterobacteria và Bilophila wadsworthia.
Ngoài ra, việc ăn kimchi cũng có tác dụng tương tự, giúp kích thích vi khuẩn khỏe mạnh trong đường ruột. Do đó, ăn thực phẩm lên men có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột sau khi dùng kháng sinh, đồng thời, giảm các triệu chứng khó chịu ở đường ruột như tiêu chảy hoặc đau bụng.
Bác sĩ Đỗ Nguyên Thiều cũng nhấn mạnh, khác với men vi sinh là vi khuẩn sống, prebiotic là thực phẩm nuôi vi khuẩn tốt trong ruột của bạn. Một số loại thực phẩm chất xơ là prebiotic giúp vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và tăng sinh mạnh hơn.
Tuy nhiên, các loại thực phẩm khác không có nhiều chất xơ mà hoạt động như prebiotic bằng cách giúp sự phát triển của các vi khuẩn lành mạnh như Bifidobacteria. Một nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ chiết xuất polyphenol rượu vang đỏ trong bốn tuần có thể làm tăng đáng kể lượng Bifidobacteria lành mạnh trong ruột và làm giảm huyết áp và cholesterol trong máu.
Do vậy để phục hồi cơ thể sau khi sử dụng kháng sinh, bạn có thể ăn thực phẩm có chứa prebiotic để khôi phục lại đường ruột đã bị tổn thương trước đó.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn