Chuột rút là một hiện tượng khá thường gặp, là sự co rút đột ngột, ngắn, tự động và gây đau của 1 cơ hoặc 1 nhóm cơ. Các cơn chuột rút thường xảy ra ở người khỏe mạnh (thường là trung niên hoặc cao tuổi), phụ nữ có thai, trong thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là trong hoặc sau khi tập thể dục hoặc vào ban đêm.
Chuột rút có nguy hiểm không?
Các dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo cần nhập viện gồm:
Đau hoặc mất cảm giác trong khu vực chi phối của một dây thần kinh ngoại vi, một đám rối thần kinh hoặc một rễ thần kinh.
Cần phân biệt chuột rút với một số tình trạng bệnh lý phức tạp, nguy hiểm có biểu hiện gần tương tự như:
Cơn đau cách hồi: Là biểu hiện của bệnh động mạch ngoại biên (thiếu máu động mạch chi), cảm giác đau nhức, khó chịu, mệt mỏi ở chân xảy ra khi đi bộ và sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Lâu ngày, cơn đau xuất hiện cả khi nghỉ ngơi, phản ánh thiếu máu chi nặng, có thể gây vết loét ở ngón chân, gót chân, bàn chân, nặng hơn, có thể gây hoại tử chi. Chẩn đoán phân biệt dựa vào siêu âm doppler động tĩnh mạch chi dưới.
Loạn trương lực cơ: Biểu hiện có các cơn co thắt bất thường của các nhóm cơ tương phản trong cùng 1 bộ phận cơ thể, dẫn đến cơn co giật bất thường như giật, xoắn, co thắt liên tục, biểu hiện như run, múa vờn…
Cơn Tetany: có thể gây co thắt cơ, nhưng cơn co thắt thường kéo dài hơn (thường kèm những cơn co xoắn cơ ngắn), cơn thường xuất hiện cả 2 bên và lan tỏa, nhưng cũng có thể, chỉ xảy ra đơn độc ở khu vực khớp bàn tay, khớp bàn chân.
Các biện pháp ngòng ngừa chuột rút bao gồm:
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn