Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Virus sẽ lây nhanh hơn khi nào?

12:16 | 02/02/2021;
Mới đây, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Nội Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) đã đưa ra 7 lý do khiến virus COVID-19 có thể lây lan nhanh hơn.

Tính đến 6 giờ sáng ngày 02/02/2021, Việt Nam đã có tổng cộng 964 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 271 ca.

Số ca lây nhiễm mặc dù đã có tín hiệu giảm dần, tuy nhiên sự nguy hiểm từ chủng biến thể mới virus SARS-CoV-2 với tốc độ lây lan nhanh vẫn yêu cầu sự tập trung và cảnh giác, phòng tránh cao độ từ người dân cả nước.

"Không có nơi nào, tỉnh thành nào an toàn nếu không áp dụng tốt 5 K. Tỉnh thành nào chưa có F 2 (người không hề đến vùng dịch) dương tính thì an toàn hơn một chút. Phát hiện sớm và xét nghiệm tất cả F 1 là rất quan trọng. Việc này cần hợp tác của mọi người dân trong việc truy vết chặn đầu vi rút".

1. Virus COVID-19 sẽ lây nhanh hơn khi nào?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Nội Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 chia sẻ trên trang cá nhân của mình cho biết, virus COVID-19 có thể lây lanh hơn nếu:

- Thời gian ủ bệnh trung bình ngắn hơn

Với chủng ban đầu thì thời gian ủ bệnh là từ 5 - 6 ngày rồi người mang virus mới trở thành người phát tán virus ra môi trường.

Ảnh 2.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Nội Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM)

Tuy nhiên với chủng biến thể mới thì virus có thời gian ủ bệnh ngắn hơn, chỉ từ 2 - 3 ngày. Vì thế mà việc truy vết nhanh, khai báo chuẩn, áp dụng nguyên tắc 5K và năng lực xét nghiệm trên diện rộng và tốc độ nhanh là vô cùng quan trọng.

- Người bị nhiễm virus COVID-19 sẽ phát tán viurs với đậm độ cao hơn và lâu hơn

Một trong những yếu tố có thể khiến viurs sẽ lây nhanh hơn có thể đến từ nồng độ phát tán virus ra môi trường của người mang bệnh đậm hơn với thời gian lây hơn.

Do đó mà đeo khẩu trang, giữ khoảng cách nơi công cộng, thực hiện các biện pháp cách ly sớm là cần thiết.

- Virus tồn tại trong môi trường lâu hơn

Nếu virus có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài lâu hơn cũng có thể trở thành nguy cơ khiến virus lây lan nhanh hơn.

Ảnh 3.

Chủng virus tồn tại trong môi trường lâu hơn có thể khiến virus lây nhanh hơn (Ảnh: Internet)

Để đảm bảo an toàn thì người dân nên rửa tay, để nhiệt độ phòng từ 27 độ trở lên và giữa nhà cửa thông thoáng. Bạn có thể tham khảo thêm các Hướng dẫn về vệ sinh nhà cửa trong mùa đại dịch COVID này.

- Nhiều người mắc bệnh không có triệu chứng hơn

Khi người mang bệnh có các triệu chứng phát ra bên ngoài, nhìn không rõ là ai đang mắc bệnh thì vô cùng nguy hiểm.

Nắm vững các yếu tố dịch tễ, giữ khoảng cách an toàn và luôn đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng để đảm bảo an toàn.

- Tỷ lệ người mắc virus này sẽ nhiều hơn dần so với tỷ lệ người mắc virus cũ

Khi chủng biến thể xuất hiện, BS Trương Hữu Khanh đánh giá, tỷ lệ người bị mắc viurs mới có thể sẽ lấn át so với tỷ lệ mắc chủng virus COVID-19 ban đầu. "Đây là điều tất yếu, không thể tránh được".

- Ít bệnh nhân nặng hơn nhưng sẽ tấn công nhóm đối tượng nguy cơ nhanh hơn

Nhóm đối tượng nguy cơ tiến triển bệnh nặng hơn nếu nhiễm virus COVID-19 bao gồm người già, người đang mắc các bệnh nền mãn tính như tim mạch, nội tiết,... 

Về việc virus sẽ lây nhanh hơn khi nào, BS Khanh đánh giá, thường ít bệnh nhân nặng hơn nhưng sẽ tấn công nhanh hơn tới nhóm đối tượng nguy cơ cao.

Do vậy mà việc bảo vệ đối tượng nguy cơ, đảm bảo không lây lan trong bệnh viện nhất là khoa bệnh nặng là điều cần thiết.

2. Đảm bảo nguyên tắc 5K vẫn là nguyên tắc cốt lõi

Ngoài việc truy vết nhanh, xét nghiệm diện rộng thì các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân nên nghiêm túc tuân thủ theo nguyên tắc 5K mà Bộ Y tế hướng dẫn, bao gồm: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế" với các nội dung chính sau đây:

- KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

- KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

- KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

- KHÔNG TỤ TẬP đông người.

- KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vn để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Virus sẽ lây nhanh hơn khi nào? - Ảnh 2.


Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn