"Bài thuốc" cho trẻ nói hỗn với người lớn

18:18 | 21/06/2022;
Trẻ nói hỗn với cha mẹ là vấn đề xảy ra ở nhiều gia đình và không phải người nào cũng có cách dạy dỗ con cái phù hợp.

Khi trẻ càng lớn, ý thức độc lập của chúng càng mạnh mẽ. Lúc này, việc kiểm soát hành vi của con cái là điều không hề dễ dàng với các bậc cha mẹ. Chính vì thế, một số gia đình xảy ra tình trạng trẻ nói hỗn với cha mẹ. Điều này khiến cho các bậc phụ huynh rất phiền lòng.

Trên thực tế cho thấy, hành vi nổi loạn và nói hỗn của trẻ có liên quan tới cách giáo dục của gia đình, đặc biệt cha mẹ cần phải chú ý 3 điều dưới đây.

1. Giọng điệu của cha mẹ tương ứng với thái độ của trẻ

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái giống như một cái hang động. Nếu bạn càng quát mắng con cái, trẻ càng tỏ ra cứng đầu. Bạn càng ra lệnh cho con cái làm theo ý mình, chúng càng có những hành vi chống đối lại.

Giáo sư Li Meijin (Trung Quốc) từng nói rằng: "Giọng điệu trong lời nói của cha mẹ với con cái quyết định thái độ của trẻ đối với cha mẹ".

trẻ nói hỗn với cha mẹ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Con cái nhìn cha mẹ như một tấm gương, chúng có xu hướng bắt chước những gì cha mẹ làm.

Nuôi dạy một đứa trẻ không phải là thuần hóa một con thú, nó sẽ làm theo những gì bạn nói khi bị ra lệnh. Một đứa trẻ luôn có chủ kiến của riêng, cha mẹ cần phải chú ý hơn tới lời nói của mình. Sự tôn trọng cha mẹ dành cho con cái sẽ giúp trẻ học cách tôn trọng mọi người.

Vì vậy, để nuôi dạy những đứa trẻ hiền lành và lễ phép, cha mẹ hãy bắt đầu bằng cách thay đổi giọng điệu của mình.

2. Muốn trẻ ngoan ngoãn nghe lời, cha mẹ cần giao tiếp một cách bình đẳng

Nhà văn Ernest Hemingway từng nói: "Con người mất 2 năm học nói nhưng mất tới 60 năm để học cách im lặng. Hầu hết mọi người luôn muốn thể hiện bản thân nhưng họ lại không hiểu đối phương".

Trẻ nói hỗn với người lớn, cha mẹ cần chú ý 3 điều này - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Mối quan hệ của cha mẹ và con cái cũng vậy. Dù con cái còn nhỏ nhưng cha mẹ vẫn nên coi con là một cá thể độc lập, không thể lúc nào cũng ra lệnh cho con nghe theo. Con cái dù nhỏ hay lớn đều không thích bị người khác ra lệnh như vậy. Nếu cha mẹ đối xử bình đẳng với con cái, chúng sẽ sẵn sàng nói chuyện và nghe lời cha mẹ.

Một khi con cái cảm nhận được rằng, cha mẹ là người có thể hiểu được tâm trạng của mình, chúng sẽ dần mở lòng và chia sẻ nhiều thứ. Bằng cách lắng nghe con cái nhiều hơn, cha mẹ sẽ hướng dẫn con cái đi vào những con đường đúng đắn.

3. Cha mẹ mất kiểm soát cảm xúc, ảnh hưởng tới cuộc sống của con cái

Khi cha mẹ không bình tĩnh và không biết cách lắng nghe những gì con cái nói, họ vô tình đánh mất cơ hội giúp trẻ hiểu rõ vấn đề đúng sai. Việc bình tĩnh, kiểm soát được cảm xúc của bản thân là bước đầu tiên để con cái không có suy nghĩ chống đối và không nói hỗn với cha mẹ.

Trẻ nói hỗn với người lớn, cha mẹ cần chú ý 3 điều này - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Muốn con cái nghe lời mình, cha mẹ cần giao tiếp với trẻ một cách bình tĩnh, kể cả trong những thời điểm 2 bên đều tức giận. Những lời nói thô lỗ, tiêu cực, la mắng con cái sẽ khiến trẻ hình thành thái độ thù địch, căm ghét cha mẹ hơn. Ngược lại, nếu cha mẹ nói chuyện nhẹ nhàng, trẻ sẽ bình tĩnh chia sẻ vấn đề của mình.

Tóm lại, trẻ nói hỗn với cha mẹ không phải bẩm sinh mà có, nó hình thành trong quá trình trẻ cảm thấy bất mãn với những hành vi của cha mẹ mình. Vì thế, việc bình tĩnh tìm ra tiếng nói chung sẽ là cách tốt nhất để cha mẹ từ từ thay đổi thái độ của con cái đối với mình. Quá trình dạy dỗ con cái đòi hỏi sự kiên trì và uốn nắn trong thời gian dài, không thể thay đổi ngay chỉ trong vài ngày và cần hiểu rõ gốc rễ của vấn đề.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn