Đề toán như sau: “Bác Nam mua một con bò với giá 13 triệu. Sau đó bác bán con bò đó với giá 15 triệu. Nhưng vì tiếc con bò nên bác Nam đã đến mua lại con bò nhưng người kia đòi bán với giá 17 triệu. Vậy là bác Nam đã mua lại con bò với giá 17 triệu, sau đó bác Nam lại đem bán con bò với giá 19 triệu. Hỏi cuối cùng bác Nam lãi bao nhiêu tiền?". Có 4 lựa chọn: 4 triệu, hòa vốn, 2 triệu và -2 triệu.
Đề toán lớp 3 gây tranh cãi. Ảnh facebook L.T |
Với đáp án là bác Nam lãi 4 triệu, con của vị phụ huynh này bị cô giáo cho điểm 0 với lời nhận xét: “Em cần xem lại kiến thức”. Ấm ức khi cho rằng con mình đưa ra đáp án bác Nam lãi 4 triệu là đúng, vị phụ huynh này đưa bài toán lên một diễn đàn để hỏi ý kiến.
Thật bất ngờ, bài toán lớp 3 lại gây ra nhiều tranh cãi khác nhau khi hiện tại có đến hơn 700 bình luận, đưa ra 3 đáp án và theo lập luận thì xem ra đáp án nào cũng… có lý. Tài khoản Truong Hanh đồng tình với đáp án lãi 4 triệu, kèm lý giải: “Giả sử số tiền người này mua lúc đầu là a. Sau khi mua lần đầu còn a -13 triệu. Sau khi bán lần 1 sẽ có a-13 2 triệu. Sau khi mua lần 2 còn a triệu. Sau khi bán lần 2 sẽ có a-15 4 triệu. Vậy lãi 4 triệu”.
Trong khi đó, một số người đưa ra đáp án là hòa vốn vì “13 triệu mà bán 15 triệãi 2 triệu nhưng phải thêm 2 triệu mới mua lại đượ triệu. Mà bán lãi có 2 triệu, vậy đáp số phải là 0 đồng mới đúng!”.
Rất nhiều ý kiến khác lại cho rằng bác Nam chỉ lãi 2 triệu thôi, vì lúc đầu bác mua 13 triệu, bán 15 triệu, bác lãi 2 triệu. Sau mua lại 17 triệu, mất lãi. Rồi cuối cùng bán 19 triệu. Vì vậy tổng lãi còn lại 2 triệu.
Bài toán sau khi đưa lên gây chú ý của rất nhiều phụ huynh. Ảnh chụp màn hình. |
Các bình luận trên diễn đàn này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Một phụ huynh sau khi đã mất công đọc hết hàng trăm bình luận, liền bình luận: “Tổng kết các comment mới thấy nhiều người… dốt toán hơn cả em học sinh lớp 3... Buồn thay!”.
Liên quan đến bài toán, cô giáo Nguyễn Thị Hải (giáo viên trường Tiểu học Hồng Sơn, TP Vinh, Nghệ An) cho biết, kết quả là 4 triệu. Cô lý giải: Lúc đầu bác Nam mua 13, bán 15 nên lãi 2 triệu. Bác lại mua lại 17, như vậy so với giá ban đầu, phải bù 4 triệu nhưng đã lãi 2 nên còn phải vay 2 triệu. Sau đó, bác bán 19 triệu, tạm lãi 2, đủ trả tiền vay. Bác sở hữu 17 triệu, sau khi trừ vốn 13 triệu ban đầu, cuối cùng bác lãi 4 triệu.
“Thực ra có lý do để gây tranh cãi. Đây là bài toán kinh tế, nếu tính kiểu lời lãi thì còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tỉ lệ trượt giá hay chỉ số lạm phát thì mới ra lãi thực. Bài toán không phù hợp với học sinh tiểu học vì tư duy đơn thuần như thế thì dễ gây ra tình trạng lãi giả lỗ thật! Thay vì hỏi là lãi hay lỗ, bài toán nên hỏi là so với lúc đầu, số tiền bác nông dân có sẽ tăng hay giảm”, cô Hải bình luận.