Có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh bệnh quai bị. Trong đó có đối tượng, phương pháp điều trị và cách chăm sóc... là bị chúng ta hiểu lầm, hiểu sai về bệnh quai bị hay không? Tìm hiểu một vài thông tin dễ bị hiểu sai khi mắc quai bị trong bài viết dưới đây.
Bệnh quai bị hay gặp ở trẻ em nam từ trong khoảng 5 đến 9 tuổi, ở những trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo. Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 2 tuổi vẫn có thể bị quai bị.
Thông thường, những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, thậm chí dưới 1 tuổi vẫn còn bú mẹ sẽ nhận được nhiều kháng thể tốt trong sữa nên không bị mắc nhiều bệnh truyền nhiễm. Nhưng không phải vì thế mà quai bị không thể xảy ra với những em bé độ tuổi này.
Trên thực tế, bệnh quai bị thường xuất hiện ở trẻ em nam nhưng căn bệnh này không hề phân biệt nam hay nữ. Có rất nhiều trường hợp nam và nữ giới đang trong độ tuổi vị thành niên và người trưởng thành mắc bệnh.
Vì thế, căn bệnh nguy hiểm này có thể gặp ở bất kì đối tượng nào, giới tính nào, độ tuổi nào nếu không tiêm ngừa phòng bệnh trước đó và có những biện pháp phòng ngừa khoa học.
Chính vì việc cho rằng bệnh quai bị chỉ xảy ra ở trẻ em nam, mà nhiều bé gái, bệnh nhân là người trưởng thành... khi bị bệnh vẫn cứ chủ quan. Điều này dẫn đến việc họ điều trị chậm trễ hoặc điều trị sai bệnh, từ đó mà để lại nhiều di chứng trầm trọng như viêm tụy, viêm buồng trứng, viêm hoặc teo tinh hoàn... dẫn đến vô sinh. Cũng có những trường hợp người bệnh phải chịu di chứng viêm màng não hay viêm não nặng, ảnh hưởng đến tính mạng.
Thực tế, vì quai bị là bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị triệt để. Do đó, khi bị quai bị có nhiều bài thuốc và mẹo dân gian có thể chữa quai bị. Những mẹo dân gian này được nhiều người lựa chọn áp dụng như:
- Lấy nhựa của quả sung bánh tẻ (sung không già quá và cũng không non quá) đem cắt ngang lấy phần nhựa rồi quệt vào mảnh giấy nhỏ, rồi đem dán vào chỗ sưng do quai bị;
- Tẩm hỗn hợp bột hạt gấc rang và mật ong vào giấy hoặc bông, sau đó đắp vào vị trí bị sưng...
Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ là cách thức làm giảm các triệu chứng đau nhức, khó chịu, mệt mỏi.... mà quai bị gây ra, chứ không thể khiến bệnh khỏi hoàn toàn.
Chúng ta chỉ có thể kết hợp những bài thuốc dân gian này với việc điều trị y khoa mà các bác sĩ đã chỉ định. Không nên tham rẻ, hoặc chỉ tin vào những nguyên liệu tự nhiên mà ngừng lại việc chữa trị tại bệnh viện.
Tuyệt đối không làm theo những mẹo không có căn cứ khoa học như bôi vôi, bã trầu, châm chọc những vùng bị sưng ở tuyến mang tai do quai bị... Nhiều bệnh nhân đã làm theo, và hậu quả là họ không những khiến tình trạng bệnh của mình nặng thêm, mà việc điều trị phải kéo dài, dai dẳng vì bị nhiễm trùng.
Một trong những di chứng của bệnh quai bị chính là gây viêm hoặc teo tinh hoàn, viêm buồng trứng... dẫn đến việc giảm hoặc mất đi hoàn toàn khả năng sinh con của người bệnh. Vì thế có nhiều ý kiến cho rằng bất cứ bệnh nhân nào sau khi mắc quai bị thì cũng sẽ bị vô sinh.
Tuy nhiên, tỷ lệ biến chứng vô sinh do quai bị rất thấp, chỉ chiếm 1/1000 trong những ca bệnh. Do đó, căn bệnh này vẫn được xếp vào danh sách những loại bệnh lành tính.
Nam giới nếu không được điều trị kịp thời sẽ gặp biến chứng viêm tinh hoàn thông thường là trong thời gian từ 7 đến 10 ngày, sau khi có biểu hiện bị sưng tuyến mang tai. Những trường hợp này, nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng, và trong tương lai có thể ra gây vô sinh cho họ.
Nhưng điều chúng ta không ngờ tới, chính là không phải ai bị viêm tinh hoàn hay viêm buồng trứng cũng dẫn đến việc bị vô sinh. Cho nên mặc dù tỷ lệ người bệnh bị những biến chứng này đã ít, tỷ lệ người vô sinh do biến chứng đó còn ít hơn nữa. Cho nên, bệnh nhân sau khi bị quai bị hoàn toàn vẫn có khả năng sinh con bình thường.
Đọc thêm bài viết về biến chứng quả quai bị: Cẩn thận với biến chứng vô sinh khi mắc bệnh quai bị!
Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi vì, trên thực tế, đối với bệnh nhân quai bị là trẻ em: những trẻ đang dùng thuốc hoặc hóa mỹ phẩm liên quan... có corticoid, trẻ bị thận hư hay mắc các chứng về xương khớp, trẻ mắc hội chứng AIDS... sẽ bị suy giảm miễn dịch.
Ở những trường hợp này, nguy cơ bị biến chứng cao hơn nhưng trẻ khác mắc bệnh trong cùng độ tuổi. Chính vì thế, người thân trong gia đình cần chú ý sát sao hơn. Cha mẹ cần theo dõi để đưa con đến viện kịp thời tránh những hậu quả đáng tiếc.
Với những trẻ mắc quai bị bị viêm tuyến mang tai mà chưa có biến chứng gì, chúng ta nên để trẻ nằm nghỉ nhiều, thường xuyên giữ ấm vùng tuyến mang tai.
Ngoài ra, người thân cũng chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ, để trẻ ăn thức ăn mềm như cháo, sữa... Trẻ em nam cần được cho mặc quần lót nâng dịch hoàn. giảm đau nhức.
Những hiểu sai về bệnh quai bị ở trên có thể gây ra nhiều khó khăn trong quá trình điều trị bệnh. Do đó, người bệnh cần hiểu đúng bệnh và tifnht rạng bệnh của mình để có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn