Tính cạnh tranh của thị trường tuyển dụng ngày càng khốc liệt khi tỷ lệ ứng viên có bằng cấp tăng lên đáng kể. Để lựa chọn được các ứng viên sáng giá, nhiều công ty đặt ra những câu hỏi hóc búa hay các bài toán mẹo để kiểm tra kỹ năng của ứng viên.
Những câu hỏi tình huống này thường không có một đáp án cụ thể bởi mỗi người sẽ có các cách suy nghĩ và lập luận khác nhau để bảo vệ quan điểm của mình. Việc đặt ra các câu hỏi tình huống như vậy là nhằm đánh giá các kỹ năng mềm hay chỉ số EQ, IQ của ứng viên. Họ yêu cầu nhân viên của mình không chỉ giỏi chuyên môn mà cần nhanh nhạy với mọi vấn đề.
Vì thế, hàng nghìn câu hỏi có 1-0-2 ra đời. Nhiều câu hỏi hài hước, hóc búa và thậm chí là kỳ quặc khiến nhiều ứng viên có thể sẽ lúng túng. Song nhờ vậy, công ty mới tìm được những ứng viên biết cách xử lý tình huống khôn khéo.
Cách đây không lâu, Lý Cường (25 tuổi, Trung Quốc) đã quyết định nghỉ việc ở công ty cũ vì đề xuất tăng lương không được chấp thuận sau 2 năm cống hiến. Giống như mọi người, sau khi nghỉ việc, anh tìm kiếm công việc yêu thích trên các chuyên trang tìm việc làm và nộp CV.
Vài ngày sau khi nộp hồ sơ, anh đã nhận được lời mời phỏng vấn cho vị trí quản lý bán hàng. Trong buổi phỏng vấn đó, 3 ứng viên khác cũng tham gia.
Ảnh minh họa
Như thường lệ, nhà tuyển dụng tìm hiểu hoàn cảnh của từng cá nhân và hỏi một số câu hỏi chuyên môn. Sau đó, vị sếp này đã đưa ra một câu hỏi lạ nhằm kiểm tra trí tuệ cảm xúc và khả năng thích ứng tại chỗ của ứng viên: "Nếu một người bạn học đã 10 năm không liên lạc gửi thiệp cưới, bạn có đi không? Bạn sẽ mừng cưới bao nhiêu tiền?".
Khi nghe được câu hỏi này, ứng viên đầu tiên thẳng thắn trả lời: "Tôi sẽ không đi và lấy lý do có việc bận. Song tôi vẫn gửi lời chúc phúc qua điện thoại và gửi tiền mừng".
Ứng viên thứ 2 trả lời: "Chúng tôi đã không liên lạc với nhau trong 10 năm điều đó có nghĩa là mối quan hệ này không còn thân thiết. Trong trường hợp này tôi sẽ coi như không biết gì. Dù sao trong tương lai tôi cũng không có ý định mời cưới họ. Nên tôi sẽ không đến đám cưới, huống chi là mừng tiền".
Trước câu hỏi này, ứng viên thứ 3 trả lời: "Tôi sẽ không đi và cũng chẳng gửi tiền mừng cưới. Vì những người đã không liên lạc trong 10 năm đột nhiên kết nối trở lại chỉ để mời cưới thì tôi nghĩ họ đang có mong muốn thu được tiền mừng. Những người như này, đôi khi, đến lượt tôi mời cưới chưa chắc họ đã đến dự".
Khi nghe ứng viên thứ 3 này trả lời, nhà tuyển dụng vẫn giữ thái độ nghiêm túc đồng thời lặng lẽ quan sát từng người. Đến lượt Lý Cường, anh đã đưa ra câu trả lời đầy thuyết phục.
"Nếu không liên lạc trong suốt 10 năm nhưng vẫn muốn mời cưới, điều đó có nghĩa là anh ấy vẫn nhớ đến tôi. Nếu lịch làm việc không bị ảnh hưởng vì lễ cưới, tôi vẫn sẽ tham gia. Về phần tiền mừng cưới, nếu dư dả, tôi sẽ mừng nhiều tiền. Ngược lại nếu gặp khó khăn về tài chính, tôi sẽ mừng ít tiền hơn Đây cũng là cơ hội để chúng tôi kết nối và ôn lại chuyện xưa. Sau này khi gặp khó khăn gì chúng tôi có thể giúp đỡ lẫn nhau”.
Nghe xong, ban lãnh đạo công ty ngập ngừng nửa phút rồi nói: "Thực ra, chúng tôi đặt ra câu hỏi này không phải chỉ để nghe xem các bạn chọn đi ăn cưới hay không mà còn là để nhìn vào nguyên tắc và chuẩn mực sống của các bạn". Câu trả lời của cậu Lý Cường làm chúng tôi rất hài lòng, nếu không có vấn đề gì khác thì tuần sau cậu có thể đến nhận việc”. Không chỉ khiến nhà tuyển dụng "gật đầu", câu trả lời của Lý Cường còn khiến các "đối thủ" phải trầm trồ thán phục. Họ nhận ra rằng chàng trai này quả thực là một đối thủ nặng ký.
Sở dĩ nhà tuyển dụng đặt hỏi này nhằm kiểm tra khả năng suy nghĩ và phản ứng của ứng viên. Đối với công việc bán hàng, mối quan hệ giữa các cá nhân rất quan trọng. Khi xem xét một vấn đề không phải lúc nào bạn cũng xem xét từ góc nhìn của mình. Điều quan trọng là bạn cần cân nhắc nó từ mọi góc độ. Bằng cách này bất kể khó khăn nào, bạn đều có thể nghĩ ra giải pháp.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn