Bản người Thái ở miền Tây Thanh Hóa thoát nghèo nhờ du lịch cộng đồng

22:40 | 22/12/2024;
Bản Mạ (thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) vốn là một bản nghèo của người Thái, bị cô lập với bên ngoài, đời sống của bà con vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển du lịch cộng đồng đã khiến đời sống của bà con từng bước “thoát nghèo”.
Bản người Thái ở miền Tây Thanh Hóa “thoát nghèo” nhờ du lịch cộng đồng- Ảnh 1.

Bản Mạ (nay thuộc khu phố Thanh Xuân, thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa), cách TP Thanh Hóa khoảng 60 km về phía Tây. Nơi đây có 54 hộ dân với khoảng 250 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Thái.

Bản người Thái ở miền Tây Thanh Hóa “thoát nghèo” nhờ du lịch cộng đồng- Ảnh 2.

Bản Mạ xưa kia nằm biệt lập bên dòng sông Chu, bà con sống chủ yếu bằng việc cuốc nương, làm rẫy, theo kiểu tự cung tự cấp. Do không có đường bộ ra bên ngoài nên mọi mặt đời sống của bà con vô cùng khó khăn, thiếu thốn.

Bản người Thái ở miền Tây Thanh Hóa “thoát nghèo” nhờ du lịch cộng đồng- Ảnh 3.

Những khi cần phải mua bán, bà con chủ yếu dùng bè mảng, hoặc thuyền nhỏ để sang bờ bên kia sông. Hoàn cảnh “cách trở đò giang” còn khiến việc học của con em trong bản gặp nhiều bất tiện, nhất là những khi trong bản có người ốm đau, bệnh tật cần phải đưa đi cấp cứu.

Bản người Thái ở miền Tây Thanh Hóa “thoát nghèo” nhờ du lịch cộng đồng- Ảnh 4.

Năm 2016, cây cầu treo bắc qua sông Chu được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đây như một bước đột phá đưa cuộc sống của bà con nơi đây sang trang mới, người dân thuận tiện đi lại. Cây cầu góp phần đưa bản Mạ từ một bản nghèo trở thành điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách.

Bản người Thái ở miền Tây Thanh Hóa “thoát nghèo” nhờ du lịch cộng đồng- Ảnh 5.

Ông Hà Đình Mạnh, Chủ tịch UBND thị trấn Thường Xuân, cho biết, bản Mạ có cảnh quan thiên nhiên xanh mát quanh năm, những nếp nhà sàn nép bên sườn núi với những nét sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái. Hiện nơi đây còn lưu giữ 30 ngôi nhà sàn cổ, nhiều hộ dân còn lưu giữ được nghề thêu, dệt thổ cẩm và đan lát truyền thống

Bản người Thái ở miền Tây Thanh Hóa “thoát nghèo” nhờ du lịch cộng đồng- Ảnh 6.

Đến với bản Mạ, du khách sẽ được trải nghiệm và hòa mình vào cuộc sống của đồng bào Thái, được tham quan, tìm hiểu các phong tục tập quán qua nếp nhà sàn cổ. Tự mình trải nghiệm trên khung cửi để dệt vải, xe tơ, trồng lúa, ngắm ruộng bậc thang...

Bản người Thái ở miền Tây Thanh Hóa “thoát nghèo” nhờ du lịch cộng đồng- Ảnh 7.

“Những năm qua, xác định bản Mạ là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên, cũng là điểm du lịch có tiềm năng và thế mạnh nên địa phương luôn chú trọng để nơi đây sẽ là điểm du lịch nổi tiếng của Thường Xuân", ông Hà Đình Mạnh nhấn mạnh.

Bản người Thái ở miền Tây Thanh Hóa “thoát nghèo” nhờ du lịch cộng đồng- Ảnh 8.

Hiện nay, tại bản Mạ có 11 hộ đang kinh doanh các dịch vụ du lịch. Trong đó có 4 hộ dân trên địa bàn đã mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng homestay để đón khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Bản người Thái ở miền Tây Thanh Hóa “thoát nghèo” nhờ du lịch cộng đồng- Ảnh 9.

Chị Hà Thị Tuyến (32 tuổi, bên phải), một trong những hộ dân đầu tiên làm du lịch ở bản Mạ, chia sẻ: "Trước kia gia đình tôi chủ yếu trồng lúa nước và trồng rừng, đời sống rất khó khăn. Nhưng sau khi có quyết định bản Mạ là điểm du lịch cộng đồng, năm 2017, gia đình tôi mạnh dạn vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng làm dịch vụ du lịch. Nhờ có lượng khách ngày càng tăng dần, đời sống gia đình đã cải thiện nhiều hơn so với trước”.

Bản người Thái ở miền Tây Thanh Hóa “thoát nghèo” nhờ du lịch cộng đồng- Ảnh 10.
Bản người Thái ở miền Tây Thanh Hóa “thoát nghèo” nhờ du lịch cộng đồng- Ảnh 11.
Bản người Thái ở miền Tây Thanh Hóa “thoát nghèo” nhờ du lịch cộng đồng- Ảnh 12.
Bản người Thái ở miền Tây Thanh Hóa “thoát nghèo” nhờ du lịch cộng đồng- Ảnh 13.

Khu homestay của gia đình chị Tuyến rộng khoảng 2.000m2 gồm nơi lưu trú với 4 phòng bungalow, 2 nhà sàn cộng đồng, khu cắm trại đốt lửa. Nơi ăn uống là một căn nhà sàn 2 tầng, tầng một ngồi bàn, tầng hai ngồi chiếu, với rất nhiều món ăn đặc sản của đồng bào người Thái, phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách.

Bản người Thái ở miền Tây Thanh Hóa “thoát nghèo” nhờ du lịch cộng đồng- Ảnh 14.

Hầu hết các công trình đều được xây dựng bằng các vật liệu truyền thống của đồng bào người Thái mà Đề án phát triển du lịch khuyến khích như: gỗ, tranh, tre, nứa, lá.

Bản người Thái ở miền Tây Thanh Hóa “thoát nghèo” nhờ du lịch cộng đồng- Ảnh 15.

“Điều này, vô hình chung lại chưa khớp với các quy định về phòng cháy chữa cháy. Còn nếu bê tông hóa tất cả thì chúng tôi lại phá vỡ đi bản sắc của dân tộc. Do đó, chúng tôi mong muốn UBND huyện có cơ chế phù hợp, một phương án riêng giúp chúng tôi vừa đảm bảo bản sắc văn hóa, cũng như thực hiện tốt các quy định về phòng cháy chữa cháy”, chị Tuyến bày tỏ.

Bản người Thái ở miền Tây Thanh Hóa “thoát nghèo” nhờ du lịch cộng đồng- Ảnh 16.
Bản người Thái ở miền Tây Thanh Hóa “thoát nghèo” nhờ du lịch cộng đồng- Ảnh 17.
Bản người Thái ở miền Tây Thanh Hóa “thoát nghèo” nhờ du lịch cộng đồng- Ảnh 18.

Nhiều địa điểm check-in được bà con đầu tư xây dựng. Các dịch vụ bên lề như cho thuê quần áo, thuê xe đạp cũng được quan tâm chú trọng.

Bản người Thái ở miền Tây Thanh Hóa “thoát nghèo” nhờ du lịch cộng đồng- Ảnh 19.

Du lịch phát triển cũng tạo thêm nhiều việc làm thêm, thu nhập ổn định cho bà con trong bản. “Trước đây tôi chủ yếu trồng keo, vào rừng kiếm củ ráy đem bán, cực lắm. Nhưng kể từ khi du lịch phát triển, tôi nghỉ đi rừng, làm thêm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, mỗi tháng thu nhập từ 5-6 triệu đồng, ổn định hơn trước nhiều. Tôi mong muốn tới đây, người dân trong bản sẽ được Nhà nước quan tâm, đầu tư, hỗ trợ nhiều hơn”, chị Lê Thị Định, hộ dân trong bản, chia sẻ.

Bản người Thái ở miền Tây Thanh Hóa “thoát nghèo” nhờ du lịch cộng đồng- Ảnh 20.

Để thu hút khách du lịch về với bản Mạ, thời gian tới, huyện Thường Xuân sẽ đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng, chỉnh trang cảnh quan môi trường. Hoàn thành công bố quy hoạch 1/500 điểm dân cư nông thôn gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại bản Mạ. Hoàn thiện Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng huyện Thường Xuân đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn